Toàn cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Chiều 31/10, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tổ chức họp bàn về tiến độ triển khai kế hoạch Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ, Trưởng BTC Ngày hội chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch tổ chức Ngày hội, đến thời điểm này, công tác ban hành các văn bản đảm bảo đúng tiến độ. Các ngành, địa phương tiến hành thực hiện các phần việc theo nhiệm vụ được phân công.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến xung quanh các vấn đề về công tác chuẩn bị cho ngày hội; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện…
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Thời gian qua, các sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thành phố đã có nhiều cố gắng trong công tác triển khai kế hoạch tổ chức Ngày hội. Đối với công tác tuyên truyền, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hoà Bình đã có những phản ánh kịp thời cho công tác chuẩn bị Ngày hội. Công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đang được triển khai gấp rút… cơ bản theo tiến độ đề ra. Theo yêu cầu của Bộ VH-TT&DL, sự kiện Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 là sự kiện văn hoá quy mô lớn mang tính quốc gia nên việc tổ chức phải đảm bảo quy mô, an toàn. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các thành viên trong BTC chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nhân lực phục vụ Ngày hội. Đặc biệt là việc cấp điện cho khu Chợ vùng cao; đảm bảo ANTT, an toàn, vệ sinh môi trường trong thời gian diễn ra Ngày hội. Đối với đề nghị của Đài PT-TH, Báo Hoà Bình về việc xin cấp thêm kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, đồng chí đề nghị Sở Tài chính xem xét và có bổ sung phù hợp. Các cấp, ngành cần phối hợp chặt chẽ để Ngày hội diễn ra tại tỉnh ta thành công tốt đẹp.
Hương Lan
(HBĐT) - Cồng chiêng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Mường Hòa Bình. Những cụ cao niên đất Mường kể rằng: âm hưởng tiếng cồng, tiếng chiêng từ rất lâu đã tồn tại trong tâm thức của người Mường. Khi xưa, con người thưa vắng, núi non trập trùng, rừng suối hoang vu, tiếng cồng chiêng đã xua đổi muông thú. Tiếng cồng chiêng gọi bạn nơi rừng thẳm. Tiếng cồng chiêng vui duyên đôi lứa, ngày hội đầu xuân. Tiếng cồõng chiêng tiễn đưa người về với ông bà, tổ tiên.
(HBĐT) - Nằm trong chương trình Hội thảo báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lần thứ XV- năm 2013, ngày 26/10, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã tới dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ và khảo sát thực tế tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Sáng 26/10, tại Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Ngân hàng NN-PTNT tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã tổ chức khai mạc “Hội thi cán bộ Agribank tài năng – thanh lịch năm 2013”.
(HBĐT) - “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, câu ca của người Mường xưa đã toát lên 4 vùng Mường lớn của tỉnh. Mường Động - huyện Kim Bôi là huyện miền núi có diện tích tự nhiên 55.103,38 ha, dân số 114.015 người, gồm 4 dân tộc (Mường, Kinh, Dao, Thái) cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 80%. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn với 203 thôn, bản, tổ dân phố. Những năm qua, Đảng bộ huyện luôn chú trọng gắn phát triển văn hoá đi đôi với tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Tỉnh có 6 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao; trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% tổng số dân. Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hóa lâu đời ở Việt Nam, vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hóa, tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.