Lãnh đạo Sở VH-TT&DL, trao giải cho tác giả Nguyễn Đình Lan, đạt giải nhất được chọn là mẫu biểu trưng chính thức cho Ngày hội.
(HBĐT) - Sáng 29/10, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng, bài hát và ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc”. Cuộc thi được phát động từ ngày 1/8-10/10/2013. Đối tượng tham gia là các nghệ nhân, tác giả hiện đang công tác và sinh sống tại các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái).
Chủ đề của cuộc thi: Hướng tới Ngày hội, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, bản sắc văn hoá dân tộc… Ban tổ chức đã nhận được 149 tác phẩm tham gia các nội dung. Trong đó có 30 tác phẩm của 13 tác giả tham gia thi mẫu biểu trưng cho Ngày hội; 15 tác phẩm của 14 tác giả tham gia thi bài hát cho Ngày hội; 104 tác phẩm của 36 tác giả tham gia Triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”.
Kết quả cuộc thi mẫu biểu trưng cho Ngày hội, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Giải nhất cũng là mẫu biểu trưng chính thức cho Ngày hội thuộc về tác giả Nguyễn Đình Lan, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hoà Bình. Phần thi bài hát cho Ngày hội, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích. Bài hát giải nhất được chọn làm bài hát chính thức cho Ngày hội là tác phẩm “Vui hội Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, giảng viên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc. Thi triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích. Tác phẩm “Thiếu nữ Hà Nhì” của tác giả Trần Ngọc Thắng (Lai Châu) đạt giải nhất.
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Văn Hạnh, với bài hát chính thức cho Ngày hội “ Vui hội Tây Bắc”.
Hương Lan
(HBĐT) - “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, câu ca của người Mường xưa đã toát lên 4 vùng Mường lớn của tỉnh. Mường Động - huyện Kim Bôi là huyện miền núi có diện tích tự nhiên 55.103,38 ha, dân số 114.015 người, gồm 4 dân tộc (Mường, Kinh, Dao, Thái) cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 80%. Toàn huyện có 28 xã, thị trấn với 203 thôn, bản, tổ dân phố. Những năm qua, Đảng bộ huyện luôn chú trọng gắn phát triển văn hoá đi đôi với tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Tỉnh có 6 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao; trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% tổng số dân. Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hóa lâu đời ở Việt Nam, vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hóa, tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh với nhiều nét văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống riêng. Để những nét văn hoá truyền thống không bị mai một, những năm qua, huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quán triệt học tập đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó, huyện đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường Tân Lạc.
(HBĐT) - Ngày 24/10, UBND xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) tổ chức Lễ đón bằng công nhận Làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm làng Lục (xã Yên Nghiệp).
(HBĐT) - Đường phố phong quang, sạch sẽ, người dân có ý thức bảo vệ môi trường là điều mà chúng tôi được chứng kiến khi đến khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Hai buổi/tuần mới có người đến thu gom rác nhưng tuyệt nhiên không có hiện tượng rác rưởi ngoài đường.
(HBĐT) - Ngày 23/10, đoàn công tác kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” T.Ư do lãnh đạo Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐ-TB&XH) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh. Làm việc với đoàn có các đồng chí thành viên BCĐ phong trào của tỉnh, các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan của Sở VH-TT&DL.