Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình gặp gỡ, trò chuyện với các diễn viên quần chúng tham gia màn nghệ thuật chuẩn bị cho Ngày hội.
Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội
(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
Từ khi có cách mạng, đồng bào các dân tộc nơi đây một lòng đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Cùng với cả dân tộc, các tỉnh Tây Bắc đã hoà sức mình vào 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cũng trên miền đất thân yêu của chúng ta có chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đưa Việt
Vẻ đẹp của thiên nhiên cùng tâm hồn nồng hậu của người dân đã tạo cho Tây Bắc một sức hút quyến rũ và thân thiện đối với du khách gần xa. Tây Bắc với những cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ; là niềm cảm hứng cho bao người mỗi khi đến nơi đây. Các di tích lịch sử - văn hoá, những danh lam thắng cảnh của Tây Bắc là những dấu son trong bản đồ du lịch văn hoá quốc gia. Đỉnh Phan-xi-phăng trong dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, Sa Pa (Lào Cai) điểm du lịch có 110 năm hình thành và phát triển; Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái); lễ hội Hoa Ban, Khạn Huống (Lai Châu); công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La cùng vùng lòng hồ được nhiều người quan tâm. Các làng, bản người Mường, Thái, người Mông... và bản sắc văn hoá của hàng chục dân tộc khác trên địa bàn vẫn luôn có sức hút du khách trong nước và quốc tế. Trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, Hòa Bình luôn tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng cách ngày nay tới 2 vạn năm, là tỉnh có số lượng trống đồng lớn thứ hai trong cả nước, là nơi lưu giữ gần 10.000 chiếc cồng chiêng, là nơi sản sinh ra sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Chiếm 63% số dân trong tỉnh, văn hóa Mường rất rõ nét và mang tính đặc trưng của tỉnh với 4 vùng Mường nổi tiếng “nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, Hoà Bình có 294 di tích các loại đã được kiểm kê, 41 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 26 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt, cái nôi văn hóa của người Việt cổ in đậm trong các quần thể di tích có giá trị khảo cổ. Ngày nay, văn hóa Hòa Bình tiếp nối truyền thống vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Toàn tỉnh có 2.067 làng, bản, KDC. Trong đó, hàng năm có gần 500 làng đạt làng văn hóa, 2.000 làng, bản, KDC có đội văn nghệ thường xuyên hoạt động, 1.528 làng, bản, KDC có nhà văn hóa, 1.046 làng, bản, KDC có sân bãi TD-TT. Hoà Bình và Tây Bắc, Tây Bắc và Hoà Bình luôn có sự hoà quyện trong phát triển.
Có được những dấu ấn đặc biệt về văn hoá, thể thao và du lịch, hàng chục năm qua, Tây Bắc đã tổ chức 11 lần Ngày hội VH-TT&DL tạo được sự chú ý và gây được ấn tượng trong đời sống văn hoá, tinh thần của khu vực và toàn quốc. Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 tại Hoà Bình sẽ diễn ra từ 16/11 đến hết ngày 18/11 với sự tham gia của 6 tỉnh vùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Ngày hội là sự kiện văn hoá quy mô lớn của khu vực và toàn quốc. Mọi hoạt động của Ngày hội nhằm thực hiện một cách thiết thực tinh thần Nghị quyết T.ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương lai”, Ngày hội sẽ có các hoạt động chính: Lễ dâng hương Tượng đài Bác Hồ trên công trình thuỷ điện Hoà Bình; liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc; trình diễn, giới thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch; triển lãm ảnh nghệ thuật và trưng bày ảnh về con người và tiềm năng vùng Tây Bắc trong quá trình hội nhập và phát triển; thi đấu các môn thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc; thi thuyết minh viên du lịch; tái hiện chợ vùng cao các dân tộc Hoà Bình... Ngày hội có sự tham gia của khoảng 600 nghệ nhân, diễn viên, hướng dẫn viên, VĐV cùng hàng nghìn lượt du khách gần xa. Để ngày hội diễn ra theo đúng dự kiến, kế hoạch có chất lượng và ý nghĩa, thời gian qua, Bộ VH- TT&DL, UBND các tỉnh, BTC địa phương đã có sự phối hợp đồng bộ, ăn ý; tạo sự phối phối hợp đồng bộ của các huyện, thành phố và sở, ngành hữu quan. Lãnh vinh dự và trách nhiệm, btc địa phương đã lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên triển khai nhiều chương trình công tác hiệu quả. Trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động bằng nhiều kênh khác nhau; phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng. Mỗi mảng công việc đều được thực hiện theo đúng tiến độ. Các đội tuyển thể thao, văn nghệ các huyện, thành phố sẵn sàng vào cuộc. Các ngành chức năng đã chủ động các phương án về ANTT; VSATTP, hạ tầng cơ sở về thông tin, cơ sở vật chất phục vụ cho Ngày hội... Các phần việc liên quan đến lễ khai mạc, bế mạc đã được chuẩn bị chu đáo; người dân Hoà Bình hồ hởi và chào đón Ngày hội trên quê hương mình và tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Các phần công việc đã hoàn tất, Hoà Bình và các tỉnh sẵn sàng cho Ngày hội VH- TT&DL diễn ra đúng chương trình đã định; tất cả cùng phấn đấu để Ngày hội thực sự là dịp để Tây Bắc khẳng định nét đẹp bản sắc văn hoá, đoàn kết, hội nhập hướng tới tương lai cùng đất nước.
(HBĐT) - Ngày 17/11, hội thi thuyết minh viên du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 đã diễn ra tại Rạp chiếu phim tỉnh. Đến dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Bộ VH-TT&DL; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL.
(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức khai mạc triển lãm “Các dân tộc vùng Tây Bắc đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày bảo tàng Hoà Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; đại diện các Vụ thuộc Bộ VH, TT&DL và các tỉnh tham gia Ngày hội; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo du khách đã tham gia hoạt động này.
(HBĐT) - Tối 15/11, tại Quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VH, TT&DL), các đồng chí thành viên BCĐ, BTC Ngày hội và đông đảo các sở, ngành hữu quan.
(HBĐT) - Mở màn cho các hoạt động trong Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, tối ngày 14/11, tại huyện Lương Sơn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Nỉ, 77 tuổi ở xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cầm chiếc chiêng cổ trên tay, cụ Nỉ kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc chiếc chiêng mà gia đình cụ đã lưu giữ hàng trăm năm qua.