Toàn cảnh TP Hòa Bình đang phát triển hai bên bờ sông Đà. Ảnh: PV
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Nhiều năm nay, TP Hòa Bình đã tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, T.Ư và tỉnh, phối hợp với các ban, ngành khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai các giải pháp thực hiện các chương trình, hành động quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH. Năm 2012, thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế 11,7%/năm. Đến nay, cơ cấu kinh tế các ngành dịch vụ chiếm 53,8%, công nghiệp - xây dựng 37,7%, nông - lâm - thuỷ sản chỉ còn 8,5%. Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,84%. Chất lượng đời sống của người dân thành phố không ngừng được nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường đang được xã hội hóa. TP Hòa Bình là đơn vị dẫn đầu tỉnh về nhiều lĩnh vực, phong trào thi đua yêu nước. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ, quản lý giáo dục, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi luôn dẫn đầu tỉnh. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thành phố có 86,2% gia đình, 72,4% xóm, tổ dân phố, 74% cơ quan, 90% trường học đạt văn hóa.
Đến nay, thành phố đã được nhận hàng nghìn tỷ đồng đầu tư từ ngân sách và các thành phần xã hội, tạo sự phát triển mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Hệ thống nhà hàng, khách sạn trung bình và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân cũng như du khách trong và ngoài nước. Từ một đô thị chỉ bó hẹp trên vài con phố nhỏ, giờ đây, thành phố đã mang vóc dáng mới, phát triển hài hòa, cân đối giữa hai bờ sông Đà, phố tiếp phố sầm uất kéo từ chân đập thủy điện tới tận xã Trung Minh. Những khu vực sình lầy, ao hồ trước kia đang dần trở thành các khu đô thị, trung tâm giải trí, trung tâm thương mại. Nhiều dự án công trình hạ tầng giao thông quan trọng được đầu tư và đưa vào khai thác mở rộng quỹ đất cho thành phố. Các công trình hạ tầng được cải tạo, nâng cấp trang hoàng đèn, hoa rực rỡ sắc màu. Các trung tâm mua sắm, siêu thị hàng hóa phong phú, hệ thống dịch vụ ngân hàng, thông tin liên lạc kết nối thuận tiện. Công tác quy hoạch đô thị được tỉnh và thành phố đặc biệt quan tâm. Qua nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển, mới đây, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025 chính thức được phê duyệt là định hướng dài hơi để thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ và xây dựng văn hoá bản sắc độc đáo.
Song song với phát triển hạ tầng theo quy hoạch, thành phố Hòa Bình đang tập trung triển khai chương trình hành động phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho người dân. Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, nét đẹp truyền thống các dân tộc ít người được đẩy mạnh qua phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, trang phục, ẩm thực. Các hoạt động văn hóa được duy trì và phát triển như tết nhảy của người Dao, xã Thống Nhất, các điệu múa truyền thống, hát đúm, màn cồng chiêng của người Mường phường Thái Bình, xã Dân Chủ, Yên Mông, Sủ Ngòi. Các môn thể thao truyền thống bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, kéo co... của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố. Hiện nay gần 1.000 chiếc cồng chiêng đuợc lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn. Riêng Bảo tàng tư nhân không gian văn hoá Mường lưu giữ nhiều hiện vật, sách, tư liệu quý của dân tộc, Mường là nơi tổ chức nhiều hội thảo và các hoạt động giáo dục truyền thống cho thanh - thiếu nhi, tiếp đón các đoàn trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc Mường... Thành phố Hòa Bình đã và đang nắm bắt các cơ hội để xây dựng thành phố mang bản sắc riêng, văn minh, hiện đại, thực hiện định hướng xứng tầm là cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Hương Lan
(HBĐT) - Sáng 17/8, tại Cung Văn hóa tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 tổ chức lễ khai mạc trại trưng bày và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc. Dự lễ khai mạc có đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Ngày hội; các thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật.
(HBĐT) - Ngày 17/11, hội thi thuyết minh viên du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 đã diễn ra tại Rạp chiếu phim tỉnh. Đến dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Bộ VH-TT&DL; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL.
(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức khai mạc triển lãm “Các dân tộc vùng Tây Bắc đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày bảo tàng Hoà Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; đại diện các Vụ thuộc Bộ VH, TT&DL và các tỉnh tham gia Ngày hội; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo du khách đã tham gia hoạt động này.
(HBĐT) - Tối 15/11, tại Quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VH, TT&DL), các đồng chí thành viên BCĐ, BTC Ngày hội và đông đảo các sở, ngành hữu quan.
(HBĐT) - Mở màn cho các hoạt động trong Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, tối ngày 14/11, tại huyện Lương Sơn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.