Quán nước do gia đình bà Đoàn Thị Thủy tại chân chùa Hang vẫn ngang nhiên hoạt động mặc dù chính quyền xã đã ra thông báo di dời.
(HBĐT) - Từ tháng 1- 11/2013, các cấp, ngành của huyện, tỉnh và Trung ương liên tục nhận được đơn của bà Đoàn Thị Thủy và đơn có chữ ký của nhiều người dân xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thủy) với các nội dung:
“Đề nghị xem xét lại nội dung thông báo di dời lều quán của UBND xã Yên Trị cho rằng đó không phải thẩm quyền của UBND xã và yêu cầu UBND xã Yên Trị, phải hỗ trợ cho gia đình bà 85 triệu đồng mới di dời”; “Việc quản lý tiền đèn nhang hang Chùa - chùa Hang không minh bạch”; “Cá nhân ông Tràng bỏ tiền xây dựng các hạng mục phụ trợ trong khu vực chùa nhằm mục đích tư lợi cá nhân”; “Đề nghị bầu lại trưởng xóm”... Qua tìm hiểu cho thấy, việc thiếu kiên quyết của chính quyền và các ngành chức năng huyện Yên Thủy trong việc giải quyết những mâu mắc liên quan đến khu di tích lịc sử chùa Hang là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Năm 1986, chi hội NCT xóm Á Đồng (Yên Trị) xin phép UBND xã Yên Trị thành lập tổ quản lý chùa Hang và xây dựng quán nước tranh tre nứa lá phục vụ khách thập phương cùng nhân dân về vãn cảnh. Cụ bà Nguyễn Thị Xuân được cử ra trông nom, bán quán nước. Năm 1990, bà Xuân làm đơn đề nghị và được UBND xã Yên Trị cho phép mượn địa điểm kinh doanh tại khu vực chân chùa. Năm 1993, bà Xuân qua đời, việc kinh doanh tại chân chùa Hang do vợ chồng bà Đoàn Thị Thủy tiếp quản. Năm 1993, UBND xã Yên Trị và phòng VH-TT huyện đề nghị Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn kinh phí làm thủ tục do gia đình ông Tống Công Tràng, trưởng xóm Á Đồng chịu trách nhiệm để hoàn chỉnh hồ sơ. Năm 1994 chùa Hang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Trong thời gian từ 1993-1995, tổ phụ lão xóm Á Đồng trực tiếp quản lý. Năm 1996, UBND xã Yên Trị thu lệ phí chùa nộp NSNN, chi hội phụ lão xóm không thu được lệ phí nộp ngân sách đã trả quyền quản lý cho ông Tràng, trưởng xóm thời điểm đó. UBND xã Yên Trị thành lập BQL và giao cho gia đình ông Tràng là thủ từ, có trách nhiệm trông coi, quét dọn và bảo vệ khu di tích cho đến nay.
Ngày 1/12/2010, UBND xã Yên Trị nhận được đơn xin sửa lại quán nước của hộ bà Đoàn Thị Thủy. Ngày 10/12/2010, UBND xã đã ra nghị quyết cho phép hộ bà Thủy được sửa lại quán nước nhưng yêu cầu bà Thủy phải cam kết không làm ảnh hưởng tới di tích chùa Hang và hành lang giao thông, đảm bảo cảnh quan môi trường, khi cần giải tỏa gia đình tự tháo dỡ không có bồi thường. Giao cho cán bộ địa chính xã trực tiếp thực địa để hướng dẫn gia đình hoàn tất các thủ tục cam kết. Tuy nhiên, gia đình bà Thủy không thực hiện đúng cam kết mà tự ý chặt một cây khế và nổ mìn phá 2 hòn đá to tại khu vực chân chùa để làm móng nhằm xây dựng nhà kiên cố. Nắm bắt được sự việc này, phòng VH-TT huyện đã kiểm tra và làm việc với Đảng ủy, UBND xã cùng các ban, ngành liên quan. Qua đó, yêu cầu đình chỉ ngay việc xây dựng quán nước của gia đình bà Thủy trả lại nguyên trạng để bảo tồn giá trị di tích.
Nhằm nới rộng khuôn viên sân chùa, tôn tạo cảnh quan môi trường phục vụ cho lễ hội hàng năm và từng bước làm thủ tục trình cấp trên đầu tư tôn tạo khu di tích văn hóa tâm linh, tháng 12/2012, BQL di tích đã tham mưu cho UBND xã Yên Trị ra thông báo về việc di dời quán nước do bà Thủy đang kinh doanh ra khỏi khu vực I chân chùa và yêu cầu gia đình trả lại nguyên trạng như trước khi xây móng, nhưng gia đình bà Thủy không chấp hành. Tháng 3/2014, UBND xã Yên trị tiếp tục ra thông báo lần 2 về việc di dời, giải tỏa quán nước trả lại nguyên trạng khu vực I chân chùa Hang, nhưng gia đình bà Thủy vẫn không chấp hành. Từ tháng 4 - 11/2013, UBND xã Yên Trị đã nhiều lần tiến hành kiểm tra, xác minh, tổ chức đối thoại và các hội nghị để giải quyết đơn, thư liên quan đến hoạt động ở chùa Hang. Qua đó, xác định: gia đình bà Đoàn Thị Thủy không có các bằng chứng về quyền lợi, tài sản và đất đai tại khu vực chân chùa; đơn kêu cứu đứng tên bà Lại Thị Hường là đơn mạo danh. Công tác quản lý thu - chi của BQL đảm bảo đầy đủ, di tích chùa được bảo vệ tốt, không xuống cấp nghiêm trọng, quá trình hoạt động không xảy ra hiện tượng mê tín, dị đoan. Đồng thời kiến nghị UBND và các cơ quan chức năng của huyện Yên Thủy phối hợp giải quyết dứt điểm việc di dời quán nước tại sân chùa do gia đình bà Thủy đang kinh doanh, trả lại nguyên trạng khu vực gia đình bà Thủy đã tự ý nổ mìn phá đá, chặt cây do quán nước không nằm trong quy hoạch và thành phần cấu trúc khu di tích. Việc sinh hoạt, xây dựng của gia đình bà Thủy gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái khu di tích. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ việc bà Thủy vận động nhân dân tham gia khiếu kiện gây mất đoàn kết trong nhân dân và ảnh hưởng đến ANTT.
Tình trạng khiếu kiện về những vấn đề liên quan đến hoạt động ở chùa Hang kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm đã làm ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn. Dư luận mong muốn, UBND huyện Yên Thủy sớm có giải pháp và biện pháp chỉ đạo quyết liệt để quản lý, bảo vệ và hoạt động bình thường của khu di tích. Xử lý nghiêm những hành vi sai phạm để giữ vững kỷ cương, phép nước, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
Đức Phượng
(HBĐT) - Phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện Lương Sơn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, thông qua đó đã góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, hạn chế những hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.
(HBĐT) - Năm 2013, trong hoạt động du lịch, 94 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu hoạt động hiệu quả (trong đó có 2 khách sạn, 15 nhà nghỉ tư nhân, 73 nhà nghỉ cộng đồng, 27 cơ sở kinh doanh bán hàng phục vụ du lịch).
(HBĐT) - Sáng 7/1, Đài PT-TH tỉnh tổ chức hội nghị cộng tác viên (CTV) nhằm đánh giá công tác tuyên truyền trên sóng PT-TH trong năm 2013 và phương hướng tuyên truyền năm 2014. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh và các CTV tiêu biểu của Đài.
(HBĐT) - Ngày 4/1, tại Trung tâm hoạt động TTN, BTV Tỉnh đoàn đã tổ chức hội thi "Hoa học đường" năm 2014 nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2014). 11 cặp đôi đến từ các trường cao đẳng, trung cấp, THPT trong toàn tỉnh đã về dự hội thi.
Mấy năm lại đây, ai có dịp đi ngược về xuôi qua xã Trung Minh (TPHB), đoạn từ cầu Chu đến cầu Dân sẽ bắt gặp những điểm bán ẩm thực mới - cá nướng. Thực ra món cá nướng có từ xưa nhưng cá nướng bên đường mới xuất hiện ở đây mà xuất hiện theo “vết dầu loang” và xu hướng “buôn có bạn, bán có phường”. Ban ngày thì thấp thoáng quán này, quán kia, trời xâm xẩm tối chăng đèn như hội hoa đăng bên đường phía trong đồi. Dù không có biển hiệu quảng cáo, nhìn qua cũng biết là cá nướng nhưng người ta có biển hiệu mà mình không có sao? Cũng chẳng tốn kém là bao! Người thì “Cá nướng sông Đà”, người thì “Cá sông Đà nướng”. Các điểm bán cá nướng ở phía nhà dân trong đồi, một phần là do khách mua cá nướng hầu hết là từ trên mạn ngược xuôi về.