Bà Trần Thị Cà chăm sóc vườn hoa cúc cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán.

Bà Trần Thị Cà chăm sóc vườn hoa cúc cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán.

(HBĐT) - Trong 12 tháng của năm, tháng Chạp có lẽ là tháng được nhiều người mong chờ nhất. Cả người lớn và trẻ con đều đếm ngược đến ngày Tết. Phố phường đông vui, nhộn nhịp, muôn thứ hàng hóa đều đổ ra chợ Tết, trong đó có một thứ hàng đặc biệt, đó là hoa tết. Người trồng hoa, người bán, người mua và cả người chơi hoa đều mong chờ đến vụ hoa tết để được thưởng ngoạn mùa hoa đặc sắc nhất trong năm.

 

Đến xóm Tân Lập 2, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) vào những ngày giáp Tết cảm nhận sắc xuân tràn ngập trên khắp nẻo đường, góc phố. Xen giữa những nếp nhà là những vườn hoa đủ sắc màu đến độ nở rộ khoe sắc tỏa hương tạo nên bức tranh xuân thêm rực rỡ, mê đắm lòng người.

 

Là một trong những hộ đầu tiên của phố trồng hoa Tết, đến nay, gia đình bà Trần Thị Cà đã có 20 năm có lẻ làm nghề trồng hoa. Những năm đầu trồng chủ yếu là hoa thược dược, vi-ôõ-lét, sau nắm bắt nhu cầu, thị hiếu thị trường, gia đình bà và các hộ chuyển sang trồng hoa cúc với nhiều loại như cúc pha lê, cúc đại đóa, cúc xanh, cúc vàng... Có thời gian trải nghiệm với người làng hoa mới thấu hiểu nỗi vất vả của nhà vườn để cho ra những lứa hoa đúng kỳ làm đẹp cho đời. Từ tháng 8 âm lịch, người trồng hoa Tết đã bắt đầu cắm cây giống xuống đất, từ khi cây bén rễ cho đến khi hoa nở là khoảng 3 tháng rưỡi. Đây cũng là thời gian người trồng hoa ăn ngủ cùng hoa bởi “nàng hoa” vốn đỏng đảnh phụ thuộc vào thời tiết, phải bỏ công chăm sóc từng li từng tí để có cây hoa mập, khỏe, nở đúng kỳ theo ý người trồng hoa. Bà Trần Thị Cà chia sẻ: Nghề trồng hoa bận như con mọn, ngoài bữa cơm gọi là được ngơi tay thời gian còn lại hầu như chúng tôi ở ngoài vườn với hoa, làm cỏ, tỉa cành, phân thuốc phòng trừ sâu bệnh, chong đèn theo dõi sự phát triển của hoa, có như vậy mới thấy yên tâm. Mùa hoa Tết này, gia đình bà trồng khoảng 3.000 gốc cúc. Hoa giống được lấy từ Hà Nội và của chính các hộ dân trong xóm nhân giống.

 

Đưa chúng tôi đến thăm các vườn hoa, ông Thiều Quyết Thắng, trưởng xóm Tân Lập 2 cho biết: Xóm có 300 hộ dân, kinh tế chủ yếu là TTCN, kinh doanh buôn bán và làm nghề phụ. 40% số hộ dân làm nghề trồng hoa nhưng hầu hết chỉ trồng vụ hoa Tết. Nghề trồng hoa ở xóm đã có hơn 20 năm, từ một vài gia đình CB-CNVC nghỉ hưu tận dụng mảnh vườn của gia đình để trồng hoa dần lan ra nhiều hộ khác, qua làm nghề cho thấy trồng hoa mang lại thu nhập hơn trồng rau màu nên duy trì được đến nay. Trên những mảnh vườn thay bằng các loại rau màu su hào, bắp cải là những mầm xanh của các loại hoa. Nhờ bàn tay chăm chỉ, cần mẫn của người trồng hoa đã cho ra đời những đóa hoa tươi rực rỡ khoe sắc chào đón xuân sang.

 

Hòa trong không khí tất bật, rộn ràng chuẩn bị cho năm mới, những chuyến xe nặng hoa hối hả nối nhau đi ra từ các nhà vườn chở sắc xuân đến với muôn nhà. Nghề trồng hoa góp phần làm đẹp cho đời và cũng giúp cho các hộ gia đình có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Xóm Tân Lập 2 hiện là xóm có kinh tế phát triển nhất, nhì xã với mức thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, xóm chỉ còn 4 hộ nghèo.

 

 

                                                                                 Hà Thu

 

 

Các tin khác

Đình Xàm, xã Phú Lai  (Yên Thuỷ) được đầu tư, phát huy được giá trị về du lịch tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.
Không có hình ảnh
Quán nước do gia đình bà Đoàn Thị Thủy tại chân chùa Hang vẫn ngang nhiên hoạt động mặc dù chính quyền xã đã ra thông báo di dời.

Khu dân cư 5B xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế

(HBĐT) - Là một trong những KDC có kinh tế phát triển cao của thị trấn Cao Phong (Cao Phong), hiện nay, đời sống nhân dân của khu 5B ổn định, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, toàn khu không còn hộ nghèo, không có tệ nạn xã hội.

Triển khai nhiệm vụ công tác VH – TT&DL năm 2014

(HBĐT) - Ngày 13/1, Sở VH,TT&DL đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.

Phát hành cuốn "Văn hóa ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương tỉnh Hòa Bình"

(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa hoàn thành công tác sưu tầm, biên soạn và phát hành cuốn "Văn hóa ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương tỉnh Hòa Bình". Cuốn sách được nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn trên cơ sở Hội thi "Văn hóa ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương" được tổ chức ở cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh, với hơn 700 món ăn chế biến từ nguồn lương thực, thực phẩm của địa phương được trình bầy tại hội thi một cách phong phú và đa dạng.

Trung tâm VH-TT Đà Bắc - hoạt động đa dạng và hiệu quả

(HBĐT) - Những ngày đầu năm này, đội ngũ cán bộ Trung tâm VH-TT huyện Đà Bắc đang tất bật cho các phần việc: xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, TD-TT “Mừng Đảng-mừng xuân 2014”. Đội ngũ cán bộ, HLV đến cơ sở chuẩn bị cho giải bóng chuyền và đêm giao lưu văn nghệ cụm I tại Nuối Nánh với sự tham gia của các đội vùng cao, vùng lòng hồ sông Đà (Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Chum, Mường Chiềng). Sự chủ động của những người tâm huyết với hoạt động này của TT đã lan truyền và thúc đẩy các xã, xóm trong vùng tổ chức được nhiều chương trình văn nghệ, giải thể thao cơ sở có ý nghĩa. Đồng thời, TT đang chuẩn bị dài hơi hơn tham dự Đại hội TD-TT toàn tỉnh lần thứ V năm 2014

Có trên 75% làng, khu dân cư đạt danh hiệu văn hoá

(HBĐT) - Phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện Lương Sơn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, thông qua đó đã góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, hạn chế những hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.

Năm 2013, đón 9.307 đoàn khách với 75.326 lượt du khách

(HBĐT) - Năm 2013, trong hoạt động du lịch, 94 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu hoạt động hiệu quả (trong đó có 2 khách sạn, 15 nhà nghỉ tư nhân, 73 nhà nghỉ cộng đồng, 27 cơ sở kinh doanh bán hàng phục vụ du lịch).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục