Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.
(HBĐT) - Năm nay, gia đình ông Nguyễn Công Đàm, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) tiếp tục có một cái Tết cổ truyền no ấm. Để đón tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu, ông Đàm chọn hai cây mía tím đẹp nhất, khoẻ nhất trong vườn nhà, kính cẩn dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này đã được gia đình ông cũng như nhiều hộ gia đình trong xã Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác.
Ông Đàm không phải dân tộc Mường, cũng không phải là người gốc ở đây nhưng đã gắn bó với Đông Lai hơn 60 năm nay, từ khi ông còn là đứa trẻ trâu 13 tuổi. Trong tâm thức của ông, bàn thờ tổ tiên ngày Tết chưa bao giờ thiếu đi hình ảnh vươn cao của hai cây mía đặt hai bên bàn thờ. Đây là phong tục tập quán đầy tính nhân văn đã được người dân Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác. Về ý nghĩa của phong tục này, ông Nguyễn Công Đàm cho biết: Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ tổ tiên là để các cụ chống gậy về ăn Tết với con cháu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón ông bà tổ tiên xuống trần gian ăn Tết, đón chào một năm mới an khang, đủ đầy.
Theo tín ngưỡng của người Việt, cây mía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. Cây thang mía giúp vong ông bà, tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu. Nguồn gốc của tín ngưỡng này ít nhiều gắn liền với văn hoá nông nghiệp của người Việt từ xa xưa. Đến ngày nay, tuy không còn phổ biến nữa nhưng phong tục thờ cây mía vẫn được gìn giữ trong khá nhiều gia đình Việt. Mỗi khi Tết đến, xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, các gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để xum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm.
Ông Nguyễn Công Đàm chia sẻ: Mỗi sản vật được lựa chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên dịp Tết đều hàm chứa nhiều ý nghĩa. Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của cây mía. Ví dụ như vị ngọt của mía tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp. Sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công... Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.
Thu Trang
(HBĐT) - Năm hết, Tết đến - đó là điệp khúc bao đời nay của dân tộc ta, mỗi người dân đều phải lo - nghĩ tới, nhất là người có tuổi, chủ gia đình, chủ cơ quan, doanh nghiệp... Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo ngày nghỉ tết Giáp Ngọ cho cả nước trong phiên họp Chính phủ vừa qua đó sao!
(HBĐT) - Hội đu Vôi ở xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là lễ hội cầu mùa của người dân trong xã cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi và cho nam, nữ trong Mường, ngoài xứ có dịp gặp nhau tìm hiểu giao duyên.
(HBĐT) - Ngày 27/1, LĐLĐ tỉnh, Sở VH – TT&DL tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao CNVCLĐ, giai đoạn 2014 – 2019.
(HBĐT) - Thực hiện Thông báo số 19/PHP-NVKT-TB ra ngày 20/1/2014, từ ngày 25/1 đến ngày 10 Tết Giáp Ngọ (trừ ngày 29, 30/1 và mùng 1 Tết, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng triển khai tuần phim “Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Ngọ 2014”.
(HBĐT) - Mo Mường là giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của người Mường Hòa Bình. Đây được coi là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời và được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), hiện nay, tỉnh ta đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản mo Mường.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chị Hà Thị Thái, cán bộ MTTQ huyện Mai Châu nhất quyết mời tôi đến bản Nà Cụt, xã Nà Mèo để cảm nhận cái Tết vùng cao và để tận mắt thưởng thức những trò chơi dân gian mà nam, nữ thanh niên ở đây vẫn chơi trong ngày hội xuân.