Lễ hội đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.

Lễ hội đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.

(HBĐT) - Có mặt tại đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) từ rất sớm, hàng vạn từ người già đến trẻ trên khuôn mặt đều rạng rỡ nụ cười. Sự kiện đền Rem được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được người dân nơi đây mong đợi từ lâu.

 

Hoà vào dòng người về trẩy hội đền Rem, bà Đinh Thị Thịnh chia sẻ: Từ khi tôi sinh ra đã thấy có đền Rem. Trải qua bao thế hệ người trông coi và sự đóng góp xây dựng của người dân, đền Rem mới được lưu giữ đến ngày hôm nay. Hàng năm, vào ngày rằm, mùng một, nhân dân trong huyện đều dâng hương hoá tại đền. Đầu xuân, năm mới, không chỉ người dân trong huyện mà cả du khách các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội…cũng đến thăm và dâng hương tại đây.

 

Nói về giá trị đền Rem, đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Đền Rem xưa thuộc Trang Rem, đền còn có tên gọi khác là “Linh Tri Trang Rem”. Nhân dân lấy tên địa phương đặt cho tên di tích và tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay. Đền Rem có 11 sắc đạo, do nhiều nguyên nhân không bảo tồn được cho nên hiện chỉ còn giữ được 3 sắc phong cổ. Tất cả đều là sắc phong của vua Khải Định ban ngày 25 tháng 7 năm thứ 9 (1924). Trong đó, sắc phong thứ nhất là sắc cho đại càn quốc gia nam hải Tứ vị thánh nương thượng đẳng. Sắc thứ hai sắc cho tản viên sơn tam vị thượng đẳng. Sắc thứ ba sắc cho mẫu thoải. Dịch nghĩa là sắc cho thôn Đồng Lang, xã Chi Nê, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hà Nam (trước đây) phụng sự vị thần phù quốc côn lang đại đạo thuỷ hải, giúp nước cứu dân, linh ứng đã lâu nên đã được các đời ban cấp sắc phong đúng dịp trẫm 40 tuổi là dịp vui lớn ban chiếu báu để tăng thêm ân điển, mở lễ nâng bậc thật long trọng. Tước phong là hoàng hợp dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. Ân chuẩn cho thờ thần, thần lại sẽ phù hộ cho con dân của trẫm. Kính cẩn thay. Niên hiệu vua Khải Định ngày 25 tháng 7 năm thứ 9 (1924). Căn cứ vào 3 sắc phong trên được biết các vị thần chính được thờ trong đền là: Côn lang đại đạo thuỷ hải tôn thần (Mẫu Thoải phủ); Tam vị Tản viên Sơn Thánh và Tứ vị Thánh nương. Đền Rem xưa có từ rất lâu đời. Ban đầu được xây dựng tạm bợ bằng các vật liệu đơn giản như tranh, tre, nứa lá nằm cách đền Rem ngày nay khoảng 50 m về phía Tây bắc. Đầu thế kỷ XX, ông Từ Thuận đêm 30 Tết ra đền thắp hương bị hổ cắp đi. Khi tỉnh dậy ông thấy mình đang nằm ở đền Rem ngày nay mà trên người không hề có một vết xước. Cho đây là điềm báo nên ông cùng nhân dân trong vùng gồm cả xã Khoan Dụ, Yên Bồng tập trung chuyển đền về vị trí này. Trải qua bao thăng trầm thời gian, năm 1990, nhân dân quên góp xây lại hậu cung bằng đá. Năm 2006 xây lại hậu cung và đến năm 2009 xây nhà đại bái.

 

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Chủ tịch UBND thị trấn Chi Nê cho biết: Đã trở thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhân dân thị trấn Chi Nê và nhân dân các dân tộc trong huyện cũng như du khách gần xa đều hân hoan về với đền Rem ở khu 5 thị trấn để thể hiện lòng ngưỡng vọng, tôn thờ với tâm nguyện cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu, người người hạnh phúc, nhà nhà ấm no, quê hương phồn thịnh, đất nước yên bình. Di tích đền Rem cũng nằm trong tổng thể các điểm di tích của huyện như chùa Tiên- xã Phú Lão, di tích thắng cảnh quốc gia hang Luồn… Xuân Giáp Ngọ này, nhân dân thị trấn vui mừng phấn khởi hơn khi đền Rem đón được UBND tỉnh trao quyết định công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Từ năm nay trở đi ngày 10 tháng giêng hàng năm sẽ là ngày khai hội đền Rem. Khi di tích được Nhà nước công nhận thì hoạt động quảng bá du lịch tín ngưỡng dân gian này sẽ ngày càng phát triển. Đây sẽ là đòn bẩy để khu du lịch tâm linh đền Rem tiếp tục được gìn giữ và phát huy, nhiều du khách thập phương biết đến, góp phần vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

 

 

                                                                         Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Một góc lòng hồ Sông Đà nhìn từ đền Thác Bờ phía tả ngạn.
Lễ hội chùa Hang được tổ chức hàng năm và đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận về dự.
Bài thơ “Thị xã ngày ra quân” của tác giả Nguyễn Thị Mai được thể hiện xúc động tại đêm thơ.
Lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam trao Bằng kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên cho huyện Lạc Thủy.

Vinh danh đờn ca tài tử

Lễ đón bằng của UNESCO công nhận đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại diễn ra trang trọng và hoành tránh tại thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 11-2 một lần nữa tôn vinh những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam.

Đẩy mạnh liên kết, khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hòa Bình, nơi được coi là cái nôi của nền văn hóa Việt - Mường. Toàn tỉnh hiện có 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc, lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy, lễ hội Xiên Mường huyện Mai Châu, lễ hội Hang Chùa, Đình Xàm huyện Yên Thủy... Các lễ hội đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến dự.

Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu năm 2014

(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/2 tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 5 - năm 2014.

Lễ đón bằng di tích lịch sử văn hóa và khai hội đền Rem

(HBĐT) - Ngày 9/2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khai hội đền Rem. Dự lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.

Đặc sắc Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Trung tuần tháng 11/2013, Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã được tổ chức tại tỉnh ta với sự tham gia của 6 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Ngày hội được tổ chức luân phiên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hình thức hoạt động VH-TT&DL nhằm tôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Mừng tuổi đầu năm, phong tục đẹp ngày Tết

(HBĐT) - Từ lâu, Tết Nguyên đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết cũng là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Trong những ngày này có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp, “mừng tuổi” đầu năm cũng là một phong tục như vậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục