Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về vui hội Chùa Hang- Hang Chùa Yên Trị.

Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về vui hội Chùa Hang- Hang Chùa Yên Trị.

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, con em trong vùng và du khách thập phương lại cùng nhau về với hội chùa Hang (xã Yên Trị - Yên Thuỷ). Lễ hội được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng, chính hội vào ngày Tết Nguyên tiêu. Những ngày này, xã đã đón hàng nghìn du khách đến tham quan, thắp nén hương thành kính lên cầu đức Phật ban lộc, tiếp tài và cùng tham gia các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian vui nhộn.

 

Núi Chùa Hang nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, núi Đọc và thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ. Chùa Hang - Hang Chùa là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo và danh lam thắng cảnh. Chùa Hang có 2 ngôi, xây dựng trong 2 hang, được kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ. Chùa đ­ược xây dựng có kết cấu hình chữ nhất (-) với cấu trúc cột cái, cột quân, cửa bức bàn phía trư­ớc, phía sau và ván b­ưng xung quanh chùa đều bằng gỗ. Chùa được xây dựng từ lâu đời và đ­ược tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn. Ngôi bên trái là tam bảo, ngôi bên phải là chùa thổ thần. Trong chùa có hệ thống tượng Phật tạc từ thế kỷ XVIII. Theo kinh phật A Di Đà, Phật có nghĩa là vô lượng thọ (sống lâu vô cùng) cũng có nghĩa là vô lượng quang (sáng suốt vô cùng), đó thể hiện tính nhân văn cũng là ước nguyện mà con người luôn muốn hướng tới.

 

Gọi là Hang Chùa vì trong 4 động thì có tới 2 động có chùa. Theo các nhà khảo cổ học từng đến đây nghiên cứu, Hang Chùa là di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Trong hang 2 và hang 3 đã tìm thấy các công cụ đá và có tầng văn hoá rất dày thuộc thời đại đá giữa. Tại đây cũng đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của người xưa như vỏ sò, mảnh công cụ... Vào thời trung đại, dấu tích văn hoá để lại khá đậm nét đó là quả chuông đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783). Thiên nhiên đã tạo dựng cho nơi đây một hệ thống hang động tương đối tập trung. Các cửa hang đều cao từ 4 - 5 m, rộng 5 - 6 m nhìn về hướng tây nam nên luôn khô ráo, thoáng mát. Hang nào cũng có chiều sâu từ 18 - 21 m. Đến nay, núi Hang Chùa còn giữa được hệ thống nhũ đá, bậc thang, bàn cờ đá tự nhiên. Những cây si cổ thụ  4 mùa xanh tốt ôm ấp vách đá tựa như mối tình thuỷ chung, bền chặt. Dưới chân Hang Chùa có dòng nước trong vắt quanh năm không bao giờ khô cạn, tạo nên vẻ sơn thuỷ, hữu tình. Hang Chùa cũng là nơi phát hiện ra dấu vết khảo cổ học thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”. Trong hang 2 và hang 3 đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của ngư­ời xư­a như­ vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ... Vào thời Trung đại dấu tích văn hoá cũng để lại ở đây khá đậm nét đó là quả chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Hư­ng thứ 44 (năm 1783). Ngư­ời xư­a cũng để lại ở đây 2 dòng chữ đại tự, 1 bài thơ, 2 bài ký, một bia đá. Đó là những văn tự thành văn rất hiếm hoi ở các di tích hang động của tỉnh Hoà Bình hiện nay.

 

Chính vì từ những giá trị văn hoá, lịch sử đặc biệt trên mà năm 1994, chùa Hang - Hang Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Cũng từ ngày đó, cứ vào những ngày đầu năm, xã Yên Trị lại tưng bừng mở hội chùa Hang. Vào ngày chính hội, xã chuẩn bị sắp sửa đồ lễ, trang phục làm lễ dâng hương, dâng hoa lên chùa. Đồ tế lễ thường là những sản vật ngon nhất của chính người dân trong vùng làm ra như muốn báo cáo với tổ tiên về kết quả một năm lao động, sản xuất và cầu cho xuân này thịnh vượng, an khang, cho ruộng đồng "hoả cốc phong đăng", cho mùa màng tươi tốt, cho mưa thuận, gió hoà. Cầu cho quê hương giàu đẹp, thôn xóm yên ấm, nhà nhà an vui, cho tài lộc người người tăng gia. Cầu cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng...

 

Trước đây, vào ngày 15 tháng giêng, dân làng cùng nhau góp gạo, góp tiền làm cỗ dâng lên chùa rồi sau đó mọi người cùng thụ hưởng lộc. Trên chùa có bàn cờ đó hình vuông (56 – 56 cm), dân làng thường mở hội thi đánh cờ. Bây giờ, tuy rằng hoạt động đó không còn nhưng dân làng đã tổ chức nhiều hoạt động VHVN, TDTT vui nhộn thu hút đông đảo người dân tham gia. Năm nay, song song với việc tổ chức phần lễ, phần hội được diễn ra trong vui khí tươi vui, phấn trấn. Người dân địa phương được tham gia các phần thi ẩm thực, giao lưu bóng chuyền và ném còn. Phần thi ẩm thực dân tộc đã tái hiện và giới thiệu với du khách gần xa các món ăn truyền thống, độc đáo của dân tộc Mường. Còn phần thi ném còn đã đem đến bầu không khí cởi mở. Nam thanh, nữ tú của làng đã chủ động mời du khách, ghép thành đôi tham ra phần thi ném còn. Nếu ném trúng, xã sẽ trao thưởng phần quà lộc đầu năm của Chùa Hang cho đôi thắng cuộc. Ấn tượng hơn cả là các trận thi đấu bóng chuyền. Sân vận động của xã luôn chật cứng người xem mỗi khi có trận thi đấu được diễn ra. Trong 3 ngày hội, người dân trong làng dừng tất cả công việc đồng áng, cùng hoà mình vào ngày hội với mong muốn một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, ngô, lúa đầy bồ.

 

 

                                                H.N

 

Các tin khác

Lễ hội đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Một góc lòng hồ Sông Đà nhìn từ đền Thác Bờ phía tả ngạn.
Lễ hội chùa Hang được tổ chức hàng năm và đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận về dự.
Bài thơ “Thị xã ngày ra quân” của tác giả Nguyễn Thị Mai được thể hiện xúc động tại đêm thơ.

Công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc). Đến dự có đồng chí Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam, các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Vinh danh đờn ca tài tử

Lễ đón bằng của UNESCO công nhận đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại diễn ra trang trọng và hoành tránh tại thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 11-2 một lần nữa tôn vinh những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam.

Đẩy mạnh liên kết, khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hòa Bình, nơi được coi là cái nôi của nền văn hóa Việt - Mường. Toàn tỉnh hiện có 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc, lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy, lễ hội Xiên Mường huyện Mai Châu, lễ hội Hang Chùa, Đình Xàm huyện Yên Thủy... Các lễ hội đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến dự.

Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu năm 2014

(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/2 tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 5 - năm 2014.

Lễ đón bằng di tích lịch sử văn hóa và khai hội đền Rem

(HBĐT) - Ngày 9/2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khai hội đền Rem. Dự lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.

Đặc sắc Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Trung tuần tháng 11/2013, Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã được tổ chức tại tỉnh ta với sự tham gia của 6 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Ngày hội được tổ chức luân phiên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hình thức hoạt động VH-TT&DL nhằm tôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục