Cùng với các tác phẩm nghiên cứu, NSƯT Bùi Chí Thanh còn có nhiều tác phẩm báo chí, văn nghệ (truyện ngắn, ca kịch, tác phẩm múa...) về Điện Biên và Tây Bắc.

Cùng với các tác phẩm nghiên cứu, NSƯT Bùi Chí Thanh còn có nhiều tác phẩm báo chí, văn nghệ (truyện ngắn, ca kịch, tác phẩm múa...) về Điện Biên và Tây Bắc.

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 này, mỗi khi nhắc đến cụm từ “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, ký ức về một thời trai trẻ, ký ức về Tây Bắc lại ùa đến từng đợt, từng đợt trong lòng nghệ sĩ ưu tú Bùi Chí Thanh (tổ 1, phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) bởi người nghệ sĩ tuổi ngoài 80 này đã có những tháng năm sống, chiến đấu, phục vụ chiến dịch Điện Biên với cương vị là một chiến sĩ làm công tác văn hoá - văn nghệ, đem lời ca, tiếng hát, điệu múa phục vụ cán bộ, chiến sĩ, dân công và đồng bào Tây Bắc những năm tháng sôi động và đáng nhớ đó.

 

Ông kể: Năm 1953, ở tuổi 19, là chiến sĩ rà soát bom mìn ở  cung đường vùng Cao - Bắc - Lạng, ông đã được giao nhiệm vụ làm công tác văn nghệ phục vụ quân và dân khu vực vùng Tây Bắc. Để trở thành đoàn văn công tiền phương (ban tuyên huấn, Tổng cục hậu cần), ngoài tình yêu văn nghệ, chiến sĩ văn công phải có năng khiếu, ngoại hình phù hợp. Về Nghĩa Lộ học tập, tập luyện, ông và các chiến sĩ trong đội được học hát, học múa và được các diễn viên lớp trước như Mai Khanh, Thái Ly, Trần Bản truyền nghề. Các tỉnh Tây Bắc thời đó như một trường học lớn, là nơi thử thách, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ, dân công và bao người lớp người cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Mỗi lần được biểu diễn trước những con người đang hừng hực khí thế hướng tới chiến trường Điện Biên Phủ đó, ông như thấy được tiếp thêm sức mạnh. Những tiết mục như Cụ Hoàng Hanh (về một anh hùng lao động đầu tiên của miền Bắc), bài hát Việt - Miên - Lào đoàn kết, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” do ông và các cán bộ, diễn viên biểu diễn luôn tạo được sự hứng khởi, vui tươi cho đồng bào, chiến sĩ. Tuổi trẻ không nề hà đói khát, gian khổ, hiểm nguy, ông và các đồng đội luôn khao khát biểu diễn thật nhiều cho đồng bào, chiến sĩ cùng thưởng thức. Bước chân của đoàn văn công tiền phương đã qua nhiều địa danh như đèo Lũng Lô (được các chiến sĩ gọi nôm na là đèo 13 khúc quẹo), ngã ba Cò Nòi, dốc Pha Đin... Công việc của một chiến sĩ văn công chủ yếu là dùng lời ca, tiếng hát, điệu múa, câu chuyện kể để đem sức mạnh tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào tham gia chiến dịch. Nhưng cũng là nơi để các chiến sĩ văn hoá - văn nghệ được thử sức mình ở nhiều công việc khác nhau, phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ chiến dịch. Vì thế, các diễn viên còn làm nhiều công việc như: lấp đá, mở đường, đào hào, cáng thương binh, hỗ trợ các đoàn xe vận tải qua các trọng điểm như ở túi bom Cò Nòi, trên đường lên Điện Biên, bất cứ lúc nào điều kiện cho phép là các chiến sĩ văn công lại đem lời ca, điệu múa phục vụ bộ đội, dân công, TNXP làm đường. Trong những năm tháng đó, ông cảm nhận được sức mạnh, khí thế của quân dân ta trong đoàn quân điệp trùng hướng về Điện Biên Phủ. Các dân tộc Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao... dù với màu áo nào cũng đầy nhiệt huyết cách mạng để kháng chiến mau giành thắng lợi. Ông nhớ mãi và khâm phục một bác dân công tuổi chừng 50 tuổi, lúc nào quần cũng xắn quá đầu gối, ngày ngày chở, gánh hàng phục vụ chiến dịch luôn có số kg cao hơn rất nhiều với người khác hay hình ảnh đoàn dân công ôm nhau người cười, kẻ khóc khi biết tin ta thắng trận Điện Biên Phủ; hình ảnh đoàn quân viễn chinh Pháp lầm lũi trong thế của kẻ chiến bại rời khỏi Tây Bắc... Những năm tháng ở Tây Bắc và phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ của đoàn văn công tiền phương thật đáng nhớ biết bao. Tình người, tình đất vùng Tây Bắc đã ngấm vào con tim, khối óc của ông và đồng đội. Để rồi sau nay, khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, như một cơ duyên mới, sau khi rời quân đội, ông lại là một cán bộ văn  hoá - văn nghệ bám trụ công tác tới trên 23 năm ở vùng Tây Bắc với các vùng đất Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Văn hoá Tây Bắc đã là một phần không thể thiếu trong hành trình hoạt động nghệ thuật của người nghệ sĩ này. Sau này, theo sự phân công của Đảng, Nhà nước về làm công tác quản lý tại trường trung cấp nghệ thuật Tây Bắc ở Hoà Bình (nay là trường CĐ văn hoá nghệ thuật Tây Bắc), ông mới tạm xa vùng đất từng gắn bó như máu thịt này. Chính vùng đất Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ luôn là nguồn cảm hứng để ông Bùi Chí Thanh sáng tác, viết nhiều tác phẩm báo chí, văn nghệ có chất lượng. Bên cạnh những công trình nghiên cứu dân gian (được giải thưởng Nhà nước) và các tác phẩm nghệ thuật múa, ông Thanh còn có những vở kịch về Điện Biên, truyện ngắn “Cô gái Điện Biên” cùng nhiều bài báo về các chiến sĩ kéo pháo ở Điện Biên, những chiến sĩ dân công hoả tuyến năm nào. Những kỷ niệm và ký ức đáng nhớ về Điện Biên năm xưa luôn sống trong lòng, đồng hành với ông suốt nhiều năm qua. Đó cũng là động lực để ông có thêm sức mạnh mới trong hoạt động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống đời thường của một cán bộ hưu trí, một CCB.

 

 

 

 

                                                                              Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác

Điện ảnh đang thiếu nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Đào tạo nhà làm phim trẻ tại Trung tâm TPD. (Ảnh TPD)
Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia buổi toạ đàm. Ảnh: M.Tuấn.
Huyện Yên Thủy hiện có 45 CLB TD-TT duy trì hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. Ảnh: Các CLB tham gia thi đấu tại giải bóng chuyền vô địch huyện.

Cao Phong khai thác tiềm năng du lịch tâm linh

(HBĐT) - Cao Phong là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, những địa điểm từ lâu đã hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế như bản du lịch Giang Mỗ, xã Bình Thanh. Nhưng gần đây, người ta thường nhắc nhiều đến các điểm du lịch tâm linh của huyện như đền Bờ, xã Thung Nai, chùa Quèn Ang, xã Tân Phong và chùa Khánh, xã vùng cao Yên Thượng... Du lịch tâm linh đã và đang hứa hẹn là điểm nhấn của du lịch Cao Phong, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.

"Người lính Điện Biên kể chuyện"

"Người lính Điện Biên kể chuyện" – cuốn hồi ký của Nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn, chiến sĩ của Trung đoàn 174, đánh đồi A1 tại Điện Biên Phủ, năm 1954 – được giới thiệu tới bạn đọc nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới

(HBĐT) - Ngày 22 - 23/4, Sở LĐ, TB & XH tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới tại huyện Mai Châu và Lương Sơn. Tham gia lớp tập huấn có gần 200 học viên là cán bộ các xã, thị trấn trên địa bàn 2 huyện.

Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng - kinh nghiệm từ huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Chỉ thị số 23 của BTV Tỉnh ủy về công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng, huyện Tân Lạc được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu. Đồng chí Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, người có 17 năm gắn bó với công việc sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng chia sẻ: Đó là nhờ sự quan tâm sát sao của BTV Huyện ủy trong việc triển khai, thực hiện.

Bạc Liêu trước giờ khai mạc Festival Đờn ca tài tử

Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - sự kiện văn hóa lớn nhất tỉnh Bạc Liêu kể từ trước đến nay – sắp chính thức khai mạc.

Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới

(HBĐT) - Cùng với nhiều hoạt động tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... năm 2013, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) được chọn xây dựng mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới đầu tiên của huyện. Sau 1 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ xã (VSTBPN), hoạt động của mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới, nguyên nhân và tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp, nhờ đó đã giảm tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục