Huyện Lạc thủy hiện có 16 đội thông tin, trong đó có 1 đội thông tin lưu động của huyện và 15 đội của cấp xã, thị trấn. Ảnh: Đội văn nghệ KDC thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) biểu diễn văn nghệ trong ngày hội ĐĐK toàn dân tộc năm 2013.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở huyện Lạc Thủy đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn của nhân dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhân dân về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa được nâng lên. Nhiều giá trị văn hóa, các quy định pháp luật, quy chế hoạt động, thực hiện nếp sống văn minh ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống, góp phần quan trọng tạo môi trường sống lành mạnh cho cộng đồng dân cư, cho gia đình và mỗi cá nhân.
Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhất là phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào đến các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn và nhân dân. Thường xuyên kiểm tra chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở các xã, thị trấn và một số cơ quan, đơn vị. Hàng năm đều sơ kết, đánh giá phong trào, qua đó kịp thời biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân có thành tích, cách làm hay, việc làm mới trong xây dựng đời sống văn hóa, đồng thời khắc phục hạn chế nảy sinh. Nhờ vậy phong trào đã không ngừng phát triển, nâng cao về chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, làng xóm ngày càng gắn bó. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thiết chế văn hoá ở địa phương, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá cũng được các tổ chức, cá nhân ủng hộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, hoàn thiện hơn các thiết chế văn hoá trên địa bàn toàn huyện. Từ đó, phong trào đã tạo được sức lan toả, thấm sâu vào từng gia đình và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của mỗi người dân.
Là một trong những thôn điển hình có bề dày thành tích gần 10 năm được công nhận làng văn hóa, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, qua đó khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong cộng đồng dân cư, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng. Đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt. Toàn thôn có 70 hộ với 289 khẩu (trong đó, 90% hộ là sản xuất nông nghiệp), nhân dân trong thôn luôn xác định xây dựng đời sống văn hoá là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để phát triển KT-XH, xoá đói - giảm nghèo. Thôn đã xây dựng hương ước, quy ước văn hoá, nội dung dễ hiểu để người dân thực hiện. Mọi người, mọi nhà đều phấn đấu thi đua xây dựng gia đình, dòng họ văn hoá. Nhờ vậy, nhiều năm qua, diện mạo kinh tế ở thôn Bưa Cú không ngừng thay đổi. Đến nay, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/ người/năm, 70% hộ có kinh tế khá, giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30%, toàn thôn không còn hộ đói. Hàng năm, số gia đình trong thôn đăng ký đạt tiêu chuẩn văn hoá ngày càng tăng, ngay từ đầu năm, các hộ gia đình đã đăng ký đạt gia đình văn hoá. Nếp sống gia phong, quan hệ cộng đồng dân cư ngày càng gắn bó chặt chẽ, thực sự trở thành nền tảng vững chắc để phát triển vững chắc KT-XH. Điều đó đã được chứng minh bằng nhiều năm qua trong thôn không có tệ nạn xã hội; 100% hộ trong thôn thực hiện tốt nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang (trên địa bàn không xảy ra hiện tượng truyền bá văn hóa phẩm mê tín, dị đoan); 100% hộ dân có công trình hợp vệ sinh... Phong trào văn hoá - văn nghệ, TD-TT trong thôn diễn ra sôi nổi. Thôn có đội văn nghệ quần chúng, CLB TD-TT hoạt động đều đặn, hiệu quả. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được coi trọng, các hình thức sinh hoạt văn hoá như trang phục dân tộc, các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc thường xuyên được duy trì trong các ngày lễ, tết tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong KDC.
Theo thống kê của Phòng VH-TT, năm 2013, toàn huyện có 12.616 hộ gia đình văn hoá (đạt 78%); 84 thôn xóm, khu phố được công nhận làng văn hoá, khu phố văn hoá (đạt 59,1%); số cơ quan, đơn vị đạt văn hóa đạt 82,8% và 37 trường học đạt văn hóa (đạt 80,2%). Qua thực tế cho thấy, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Lạc Thủy ngày càng phát triển sâu rộng và đi vào thực chất hơn; các bước triển khai, xây dựng được thực hiện chặt chẽ và chất lượng. Phát huy kết quả đạt được, trong những năm tới, huyện Lạc Thủy tiếp tục bám sát nội dung Nghị quyết T.ư 7 (khóa X) về gắn việc xây dựng làng văn hóa với phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân, góp phần phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng môi trường văn hoá sạch - đẹp - an toàn, tạo sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Là huyện vùng cao với 5 dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Kinh cùng chung sống, Đà Bắc có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những giá trị truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy.
Tối 29- 4, tại Khu du lịch Hồ Nam, TP Bạc Liêu, Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 với sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, mang chủ đề “Tình người tình đất phương Nam” đã bế mạc.
(HBĐT) - ĐTN cơ quan Tỉnh đoàn, Đoàn phường Chăm Mát vừa phối hợp tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu văn nghệ “Chiến sỹ Điện Biên- Ngày ấy, bây giờ”. Tham gia chương trình có 9 CCB là những chiến sỹ Điện Biên đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình và hàng trăm ĐVTN, nhân dân trên địa bàn phường.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 này, mỗi khi nhắc đến cụm từ “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, ký ức về một thời trai trẻ, ký ức về Tây Bắc lại ùa đến từng đợt, từng đợt trong lòng nghệ sĩ ưu tú Bùi Chí Thanh (tổ 1, phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) bởi người nghệ sĩ tuổi ngoài 80 này đã có những tháng năm sống, chiến đấu, phục vụ chiến dịch Điện Biên với cương vị là một chiến sĩ làm công tác văn hoá - văn nghệ, đem lời ca, tiếng hát, điệu múa phục vụ cán bộ, chiến sĩ, dân công và đồng bào Tây Bắc những năm tháng sôi động và đáng nhớ đó.
Đầu tư cho đào tạo nhân lực là một trong những nội dung mà các nhà quản lý, nhà làm phim quan tâm nhiều nhất trong buổi đóng góp ý kiến triển khai “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diễn ra mới đây tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(HBĐT) - Tại Sân vận động huyện Đà Bắc, Trung tâm văn hoá thể thao huyện Đà Bắc vừa tổ chức Đêm văn nghệ tuyên truyền với chủ đề “Hướng về Điện Biên”. Đêm văn nghệ có sự tham gia của trên 50 diễn viên, tuyên truyền viên của Trung tâm VHTT, BCH quân sự, Công an huyện, phòng GD&ĐT, trường DTNT huyện và các xã Tu Lý, Hoà Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc và đông đảo nhân dân các dân tộc trong huyện đến xem, cổ vũ.