Tiết mục hát đối ngày xuân của đội văn nghệ xã Tự Do (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, cùng với bao bận rộn chuẩn bị đón Tết, xóm trên, bản dưới ở xã vùng cao Tự Do, huyện Lạc Sơn lại rộn ràng với các tiết mục văn nghệ cho hội xuân hàng năm ở xóm Kháy...
Chị Bùi Thị Đình, cán bộ văn hóa, đồng thời cũng là diễn viên chủ lực của đội văn nghệ xã hồ hởi cho biết: Mấy mùa xuân này, phong trào văn nghệ ở xã Tự Do đã thực sự khởi sắc, đem lại sinh khí mới cho bản làng. Tiếng cồng rộn ràng tấu bài phường bùa chúc Tết hay tiết mục hát đối dân gian Mường “Gặp nhau trong ngày hội xuân” với lời ca giàu ý tứ, hân hoan cùng các màn hoà tấu nhạc cụ réo rắt đàn nhị trong điệu Lưu thủy. Lời ca điệu múa, tiếng cồng ngân nga trên vùng cao, vọng núi đồi thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu và lời chúc phúc, chúc năm mới an lành tới mọi nhà.
Không khí đó, không chỉ diễn ra trong dịp xuân và không chỉ ở Tự Do mà còn diễn ra khắp các xã, thị trấn ở Lạc Sơn. Bác Bùi Văn Chợ, thành viên đội văn nghệ xã Văn Nghĩa thổ lộ: Lời ca, tiếng hát đã động viên, thôi thúc xóm dưới, làng trên chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. Hàng năm, mỗi dịp lễ tết, kỷ niệm, bà con lại có dịp thưởng thức các tiết mục văn nghệ “cây nhà, lá vườn” có chất lượng. Phong trào mạnh vì có các hạt nhân xuất sắc. 3 bố con bác Chợ vừa là các cây đơn ca, vừa sử dụng tốt các nhạc cụ: nhị, đàn tam, đàn tứ, măng đô -lin, ghi ta. Từ phong trào cơ sở, các tiết mục văn nghệ xã Văn Nghĩa đã có dịp thi thố tại các hội diễn cấp tỉnh, cấp huyện. Năm 2014, tại hội thi cấp tỉnh ở Mai Châu, đội văn nghệ Văn Nghĩa đã “ghi điểm” bằng nét bản sắc văn hóa Mường độc đáo với các tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc, đơn ca “Lạc Sơn quê em”, múa “Làng Mường”, song ca “Gặp nhau tiếng cồng xuân”. Có tiết mục đã xếp đầu hội thi.
Những chương trình văn nghệ ở mỗi chòm xóm, KDC là một phần không thể thiếu trong dịp xuân này. Mỗi xã, thị trấn đã góp vào bức tranh văn nghệ quần chúng ở Lạc Sơn những gam màu tươi mới. Nghệ thuật dân gian, nghệ thuật đương đại hoà quyện trong sinh hoạt cộng đồng, trong các dịp lễ hội đình Cổi (Bình Chân), lễ hội xuống đồng ở Liên Vũ, Định Cư, Xuất Hòa, Quý Hòa, Nhân Nghĩa... Xã Tân Lập trung tâm vùng Mường Vang danh tiếng thật nổi bật bởi bề dày và chất lượng các hoạt động văn nghệ. Thế mạnh ở nơi đây là các thế hệ hạt nhân biết gây dựng, nhân lên tình yêu nghệ thuật từ mỗi xóm, làng, mỗi con người... Năm 2014, đội văn nghệ Tân Lập đoạt giải nhất toàn đoàn Hội thi nghệ thuật huyện.
Lạc Sơn - miền đất thấm đẫm chất dân gian Mường đang ngày một đổi thay. Các đội văn nghệ ngày nay có nhiều nét mới, nét đặc biệt hơn như đa dạng, phong phú hơn về tiết mục; được đầu tư nhiều về trang phục, nhạc cụ, âm thanh. Những nghệ nhân, diễn viên từ các xóm, phố đang làm giàu thêm đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào các dân tộc từ cơ sở. Thông qua các hoạt động này đã xích lại tình làng, nghĩa xóm; động viên mọi người chung sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn... Lời ca như níu kéo người gần, xa cùng đến với các đêm văn nghệ quần chúng giữa trung tâm Mường Vang giàu bản sắc văn hóa Mường.
Bùi Huy
(HBĐT) - Xuân mới đã cận kề. Phố phường được trang hoàng lộng lẫy. Mưa xuân lất phất, vương tóc người thiếu nữ dạo bước trên những con phố trăng đèn, thảm hoa rực rỡ. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đón xuân. Không khí xuân đã tràn về trong lòng người, trong ánh mắt nụ cười hân hoan. Trên dòng sông Đà thơ mộng lung linh điện sáng, người người cùng ước vọng tới mùa xuân hạnh phúc, tự hào là công dân thành phố Hòa Bình. Tự hào chứng kiến, thành phố trẻ đang chuyển mình cùng mùa xuân đất nước, khẳng định là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh đang chuẩn bị hành trang xây dựng thành phố mang bản sắc độc đáo, là trung tâm đô thị cửa ngõ vùng Tây Bắc.
(HBĐT) - Cây mía được trồng bằng ngọn và các đốt. Trong tự nhiên, khi bị đổ, cây rạp xuống đất, trên các đốt sản sinh ra một chồi khác, rễ từ quanh đốt mọc ra, ăn xuống đất, từ đây một cây mía khác lại mọc lên. Ngay cả khi cây đang lớn nếu không chăm sóc, bóc bẹ già, từ các đốt mía lại mọc ra các chồi non đâm ngang ngay trên thân cây mẹ.
(HBĐT) - Cuối tháng 11, theo lời mời của Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào, đoàn công tác của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam mà thành viên đa phần là các nhà báo đã có một tuần làm việc trên đất nước bạn. Nơi ấy, ấn tượng sâu đậm nhất là văn hóa Lào, tình hữu nghị sâu sắc thủy chung Việt - Lào.
(HBĐT) - Trong nắng đầu xuân, người dân vùng Mường Kỳ Sơn lại nô nức cùng nhau trẩy hội. Hội xuân Kỳ Sơn hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các vùng, xã đã mang đến không khí tươi vui, phấn chấn cho nhân dân hướng đến một năm mới nhiều may mắn, tốt lành.
(HBĐT) - Trong câu hát cổ xưa của người Việt gói ghém khá nhiều phong tục dịp Tết cổ truyền: “Thịt muối dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cây nêu ngày Tết giờ ít thấy ở những chốn thị thành đông đúc nhưng tại nhiều địa phương trong tỉnh như Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, nhân dân các dân tộc Mường, Kinh vẫn lưu giữ phong tục này với ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh trong năm cũ và cầu mong một năm mới tốt lành.
(HBĐT) - Bản Mường xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vui náo nức trong ngày hội mùa xuân. Chúng tôi cảm nhận điều đó khi đi trên con đường bê tông trải rộng, thoáng đãng, thẳng băng tìm về nơi được xem là làng cổ xưa nhất của xứ sở Mường Bi xinh đẹp. Đây là nhịp cầu kiên cố bắc qua con suối hiền hòa chảy róc rách đêm ngày, kia là những chân ruộng mướt xanh màu của lúa, rau, ngô, sắn. Những ngôi nhà sàn còn sót lại theo lối kiến trúc của người Mường cổ nằm yên bình dưới bóng mát của rặng tre và những tán cau. Người già cười ngất ngư xem lũ trẻ trong xóm chạy quanh đụn rơm khô chơi trò đuổi bắt, chị em phụ nữ tập trung ở sân nhà văn hóa múa, hát, đánh cồng chiêng… Tất cả gợi lên nhịp xuân phơi phới trên bản Mường.