Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (Tân Lạc) tổ chức hàng năm góp phần bảo tồn, phát triển lễ hội truyền thống gắn với xây dựng nếp sống văn hóa và góp phần để ngành du lịch của tỉnh phát triển.

Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (Tân Lạc) tổ chức hàng năm góp phần bảo tồn, phát triển lễ hội truyền thống gắn với xây dựng nếp sống văn hóa và góp phần để ngành du lịch của tỉnh phát triển.

(HBĐT) - Sau Tết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách thập phương. Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với các lễ hội truyền thống độc đáo. Trong những năm qua, việc bảo tồn, phát triển các lễ hội văn hóa gắn với du lịch đang được tỉnh quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH -TT&DL.

 

PV: Trong thời gian qua, việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại. Xin đồng chí cho biết những kết quả trong việc bảo tồn các lễ hội truyền thống của tỉnh?

 

Đồng chí  Bùi Ngọc Lâm: Hòa Bình là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh, hàng năm có hàng trăm điểm tổ chức lễ hội, trong đó có 38 lễ hội đang được bảo tồn và phát huy, trong đó một số lễ hội nổi tiếng được tổ chức vào dịp đầu năm mới như các lễ hội cồng chiêng, Chùa Tiên, Khai hạ Mường Bi, Đền Bờ, Xên bản Xên Mường...

 

Trong dịp đầu xuân Ất Mùi 2015, trên địa bàn tỉnh ta đã diễn ra các lễ hội Đền Bờ, tại các xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (Đà Bắc), xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) từ ngày mồng 1 Tết âm lịch; lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy) được khai hội ngày mồng 4 Tết; Lễ hội Mường Thàng, huyện Cao Phong khai hội ngày 6 Tết; các lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc); lễ hội Đình Cổi và lễ hội Rước Bụt (Lạc Sơn) được khai hội vào ngày 8 âm lịch; Lễ hội Xên Bản, Xên Mường,  huyện Mai Châu khai hội vào ngày 10 âm lịch. Ngoài ra trong dịp đầu xuân Ất Mùi còn có hàng chục lễ hội do cơ sở tổ chức như: Lễ hội Mường  Động (Kim Bôi); lễ hội Đình Xàm, lễ Chùa Hang (Yên Thủy); lễ hội Đền Rem, Đền Niệm (Lạc Thủy)… Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ VH -TT&DL về việc tăng cường chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015 và chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng, lưu thông đồng tiền có mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội. Sở VH -TT&DL đã ban hành các văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng VH -TT, BQL di tích tăng cường công tác QLNN, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT, phòng - chống cháy, nổ, giữ gìn TTATGT và thực hiện nếp sống văn minh trong các lễ hội. Phân công các đồng chí lãnh đạo trực tiếp dự và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ văn hóa, việc thực hiện nếp sống văn hóa và lưu hành, sử dụng đồng tiền mệnh giá nhỏ trong những điểm thờ tự tại các lễ hội. Trong các lễ hội năm nay cơ bản đã hạn chế tối đa tình trạng chèo kéo, ép giá, rút thẻ bói toán, lên đồng, ném tiền tràn lan, các dịch vụ đổi tiền lẻ, môi trường sinh thái và VSATTP được đảm bảo...

 

Do có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền và sự phối hợp quản lý các cơ quan chức năng, nhìn chung hoạt động lễ hội trong dịp xuân Ất Mùi 2015 trên địa bàn tỉnh được tổ chức trang trọng, thực hiện đúng quy theo trình tự phần nghi lễ bảo đảm các giá trị truyền thống, tâm linh và bản sắc văn hóa dân tộc. Trong phần hội diễn ra nhiều hoạt động VH -VN, những trò chơi dân gian truyền thống... Đây chính là các yếu tố để các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy nhằm thu hút nhân dân tham gia tạo không khí vui tươi, hào hứng trong dịp đầu năm mới. 

 

P.V: Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong các lễ hội truyền thống đã và đang góp phần để du lịch của tỉnh phát triển. Đồng chí đánh giá thế nào về vấn đề này?

 

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm: Các lễ hội truyền thống của các dân tộc Hòa Bình đều gắn với đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của cộng đồng dân cư tồn tại từ lâu đời như các lễ hội khai hạ xuống đồng, cầu mưa, đi săn, đánh cá,... gắn với tín ngưỡng tại các đền, chùa... Việc khôi phục, bảo tồn các lễ hội truyền thống các dân tộc được ngành VH -TT&DL xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục đích tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đồng thời để quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình thu hút khách du lịch đến với Hòa Bình. Du khách khi đến với các lễ hội ở Hòa Bình sẽ được trải nghiệm thú vị và độc đáo về những phong tục tập quán, đời sống tâm linh, lối sống, trang phục, văn nghệ và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc; được thưởng thức ẩm thực độc đáo từ các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc.

 

Với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, cùng lợi thế là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc. Năm 2014, Sở VH -TT&DL đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và công bố “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó định hướng cho du lịch Hòa Bình trong những năm tới thu hút các nhà đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng các dân tộc để ngày càng hấp dẫn du khách. Phấn đấu năm 2015 tỉnh đón được 2,5 triệu lượt khách thăm quan du lịch. Trong mùa lễ hội đầu năm nay, theo báo cáo nhanh, chúng ta đã đón khoảng hơn 500 nghìn lượt khách tới thăm quan du lịch tại các lễ hội di tích, danh thắng của tỉnh. Đây thực sự là một tín hiệu mừng cho ngành du lịch của tỉnh.

 

P.V: Nhằm tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống của các lễ hội, tạo động lực cho ngành du lịch phát triển, theo đồng chí tỉnh ta cần thực hiện những giải pháp gì?

 

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm: Để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tạo động lực cho ngành du lịch phát triển: Trước hết chúng ta cần chú trọng công tác bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền thông qua việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền trong các lễ hội dân gian các dân tộc Hòa Bình. Kết hợp với việc tăng cường thu hút đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng  dịch vụ đảm bảo các tiêu chí về du lịch. Chú trọng đến việc khai thác tiềm năng du tịch thông qua xây dựng các sản phẩm du lịch, quà lưu niệm độc đáo mang thương hiệu Hòa Bình mà không ở đâu có như: Văn hóa dân tộc Mường, ẩm thực các dân tộc, rượu cần Hòa Bình hay những đặc sản cá sông Đà, cam Cao Phong, mía tím... Đồng thời phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa gắn với sinh thái có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong nước và quốc tế như: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; điểm du lịch quốc gia Mai Châu, khu du lịch tâm linh Lạc Thủy, làng Mường cổ ở Tân Lạc và thành phố Hòa Bình.

 

Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá; giữ gìn thuần phong mỹ tục và những giá trị văn hoá nguyên bản của địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường của các điểm du lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường văn hoá địa phương. Trong công tác quản lý lễ hội các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch và chính quyền các địa phương để triển khai tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, đảm bảo không khí linh thiêng, chống mê tín dị đoan cũng như việc khôi phục nguyên bản những hoạt động văn hoá dân gian của lễ hội.

 

Tăng cường đầu tư, nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ di tích, danh thắng, tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống tạo thành sản phẩm du lịch để thu hút và lưu giữ khách, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quan tâm phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, khuyến khích nhân dân để họ tích cực tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trong đó có những giá trị văn hoá của các lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc, để phát triển các sản phẩm du lịch Hòa Bình ngày càng đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

 

 

 

                                                                   Ngọc Vinh (TH)

 

Các tin khác

Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hoá 

được lưu giữ tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An ở thị xã Chí Linh (Hải Dương).
Trong

 “biển người” về dự lễ hội Khai hạ 

Mường Bi 

năm 2015 có sự góp mặt của không ít công chức, viên chức.
ĐVTN phường Phương Lâm bóc dỡ quảng cáo, rao vặt trái phép trên tuyến đường Cù Chính Lan.
Đoàn kiểm tra, nhắc nhở các chủ của hàng buôn bán tại khu du lịch chùa Tiên.

Đầu xuân vui hội Chùa Hang

(HBĐT) - Về Yên Trị (Yên Thủy) những ngày đầu năm, cùng với khí thế xuống đồng khẩn trương của bà con nông dân là không khí tươi vui, rộn ràng của các lễ hội đầu năm. Hội Chùa Hang – Hang Chùa là lễ hội lớn nhất của xã được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Phấn đấu 76% trở lên số gia đình đạt danh hiệu văn hóa

(HBĐT) - Ngày 11/3, Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Sôi động thị trường vàng mã

(HBĐT) - Trong dân gian người Việt từ xưa đã có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, câu nói ấy cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Khi cuộc sống có phần đủ đầy, việc dâng lễ cho ông bà tổ tiên, vong linh vào các dịp ngày rằm, mồng một, ngày lễ tạ ở mỗi gia đình cũng trở nên hậu hĩnh. Nhờ đó, nghề hàng mã ngày càng phát triển, thị trường hàng mã ngày càng trở nên sôi động.

Hướng tới xã hội hóa công tác bảo tồn, bảo tàng

(HBĐT) - Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa các dân tộc trong toàn tỉnh, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ được giao góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử và danh thắng, các di sản văn hóa trên địa bàn.

Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với CNQSDĐ

(HBĐT) - Chiều 9/3, Hội ND tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của Dự án “Cuộc vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng: Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với GCNQSDĐ”.

Huyện Lương Sơn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

(HBĐT) - Trong năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” trên địa bàn huyện Lương Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, gắn với thực hiện xây dựng NTM, đô thị văn minh. Các KDC chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước KDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Toàn huyện xây dựng và duy trì trên 300 mô hình hoạt động hiệu quả về AN -TT, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc..., góp phần đưa CVĐ ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục