Ông Korikawa Takeru chăm sóc cây cảnh đón Tết Việt.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.
Trải nghiệm Tết
Khi hỏi một số người bạn Nhật Bản đã có dịp ăn Tết ở Việt Nam về cái Tết đầu tiên của họ thì ngay lập tức họ đã kể lại những kỷ niệm. Ông Korikawa Takeru, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sankoh Việt Nam đã sang Việt Nam được 2 năm, ông nhớ lại năm đầu tiên ăn tết ở Việt Nam. Sáng mùng 1 Tết, ông ngạc nhiên khi thấy đường phố vắng vẻ. Và điều ngạc nhiên lớn hơn là chạy xe lòng vòng tìm không ra quán ăn nào, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa. ông chia sẻ: ở Nhật Bản vào dịp lễ tết các gia đình cũng thường đi mua sắm nhưng không trang hoàng nhà cửa nhiều như ở Việt Nam, các cửa hàng vẫn mở cửa bán hàng. Trước kia tôi không có ý định sẽ đón Tết ở đây cho đến khi có một người bạn nói với tôi rằng: Nếu ở Việt Nam mà chưa từng ăn Tết ở đấy thì thật tiếc. Tôi quyết định ở lại và năm đó đã có một cái Tết ấm áp và thú vị. Lần đầu tiên được ăn Tết ở Hoà Bình với gia đình người bạn và bất ngờ khi lần đầu thức đêm luộc bánh chưng cùng gia đình bạn. Mọi người ngồi bên bếp lửa ấm áp ôn lại những kỷ niệm của gia đình và kể cho tôi nghe về phong tục Tết Việt Nam. “Tôi yêu Tết cổ truyền của các bạn, không khí vui tươi và thoải mái trải khắp mọi nơi. Mọi người đến nhà nhau, chúc mừng cùng những tiếng cười rộn rã. Năm nay, tôi sẽ tham gia Tết với người dân tộc Mường. Tôi muốn cảm nhận và hòa mình vào không khí Tết ở đây, tìm hiểu các phong tục và bản sắc văn hoá dân tộc Mường. Đón Tết Việt Nam khác với đón Tết ở Nhật Bản. ở đây nhiều màu sắc, đường phố tràn ngập cờ, hoa, mọi người đều tươi cười và thân thiện. Ở đất nước chúng tôi đón Tết Dương lịch giống như phương Tây. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây” - ông Korikawa Takeru chia sẻ:
Còn anh TSuchi Shuichi, cán bộ kỹ thuật Công ty tâm sự: Tôi đã ở Việt Nam gần 4 năm nên Tết cổ truyền của các bạn đã trở thành một dịp đặc biệt và rất có ý nghĩa với tôi. Tôi thích cảnh mọi người chuẩn bị Tết: đi mua sắm, tặng quà, làm các loại bánh, đặc biệt là cảnh mọi người đến chùa để cầu mong một năm may mắn và an lành. Tết đến không phải chỉ từ tờ lịch trên bàn mà từ không khí trên đường phố, sắc màu của đào, quất, đèn đường, lồng đèn rực rỡ. Đường phố đông đúc và tấp nập vì mọi người đi mua sắm Tết. Dù ở Việt Nam hay ở Nhật Bản thì Tết là dịp để người gia đình và bạn bè xum họp. Tôi đã được những người bạn giới thiệu các món ăn truyền thống. Món ăn vào dịp Tết hợp khẩu vị với tôi nhất chính là giò và bánh chưng. Tôi ấn tượng đặc biệt với Tết Việt Nam bởi trước thời điểm quan trọng, ai ai cũng có ý thức dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa. Người lớn cũng như trẻ con đều mặc quần áo mới. Người Việt Nam tin rằng, những ngày đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp, an lành sẽ tới. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết tình thân
Anh Chiba Hiroaki, cán bộ phụ trách khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng sang Việt Nam được 3 năm. Có nhiều điều thích thú về Tết truyền thống Việt Nam nhưng đọng lại trong anh là không khí ấm áp của tình thân lan tỏa khắp mọi nhà. Anh chia sẻ: “Tôi thích nhất tục thăm xuân, chúc Tết của người Việt Nam. Mọi người đều chúc Tết nhau làm cho không khí thật đặc biệt, ai cũng vui vẻ và bao dung, mọi người sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của nhau”. 2 năm trước anh đều ăn Tết ở Việt Nam. Lần đầu tiên được thưởng thức món bánh chưng cùng các món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết như chả, giò lụa, nem... nhất là món rượu cần, anh rất ấn tượng trước văn hoá ẩm thực cũng như không khí sôi động đón Tết Nguyên đán của người dân TP Hòa Bình. “Nhưng tiếc là năm nay tôi có việc phải về Nhật Bản, không đón Tết ở Việt Nam. Tuy ở Nhật Bản không dùng lịch âm nhưng chắc chắn tôi biết lúc nào Tết đến và sẽ không quên gọi điện thăm hỏi, chúc Tết bạn bè”.
Shimamori, cán bộ kỹ thuật lấy vợ người Việt Nam nên đã có cơ hội để trải nghiệm Tết cùng với gia đình vợ. Ngoài món ăn thì phong tục ngày Tết khiến nhiều người bạn Nhật Bản cảm thấy ngạc nhiên và thú vị. Shimamori kể: “Năm đầu tiên ăn Tết với gia đình vợ, giao thừa xong cả nhà đi hái lộc, vợ không cho tôi vào nhà trước vì năm đó tôi không hợp tuổi. Từ đó, tôi biết về tục xông đất ngày đầu năm. Từ sự thích thú với đêm luộc bánh chưng, Shimamori tìm hiểu thêm về Tết Việt. Là người châu Á có nhiều nét tương đồng về văn hóa nên Shimamori nhớ tục đưa ông Táo về trời, xông đất, lì xì và biết cả tục cây nêu ngày Tết. Nên mỗi khi về nước, anh đều kể cho người thân, bạn bè nghe về Tết Việt Nam, các phong tục và món ăn truyền thống, nhất là không khí ấm cúng của ngày Tết. Nhờ vậy mà nhiều người Nhật Bản biết thêm về ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt.
Không riêng ông Korikawa Takeru với những người bạn Nhật Bản đón Tết tại Hòa Bình cũng đều có chung cảm nhận về không khí đón Tết của người dân Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng. Những con đường sạch sẽ, tràn ngập cờ hoa, mọi người đều vui tươi phấn khởi, hiếu khách đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ. Nét đẹp của Tết Việt ngày càng lan tỏa đến những người bạn Nhật Bản đã chọn Việt Nam là nơi sinh sống, làm việc và cả những người có dịp thăm Việt Nam vào dịp Tết. Họ sẽ cùng Việt Nam tận hưởng trọn vẹn Tết sum vầy!
Hải Linh
(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, trong số hàng chục nghìn cổ vật được sưu tầm, khai quật và lưu giữ qua các thời kỳ, tỉnh ta có một cổ vật đã vinh dự được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là chiếc sanh đồng cổ Mường Bi.
Tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Động” do Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức mới đây tại nhà văn hóa xóm Sào Bắc, xã Sào Báy có gần 300 tài liệu, hiện vật độc đáo của tỉnh Hòa Bình và huyện Kim Bôi. Trong đó có các cổ vật được giới khảo cổ đánh giá là “độc nhất vô nhị”, đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong tâm thức và đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây.
(HBĐT) - Tháng Tám lịch sử, cùng với triệu triệu trái tim trên mọi miền Tổ quốc, tôi hướng sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào và cũng là kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tân Trào - Tuyên Quang những ngày này thật rực rỡ, trang trọng và căng tràn hào khí của hồn thiêng sông núi. Những hình ảnh đẹp đó cứ mãi khắc sâu trong tâm trí, hối thúc con tim, khối óc và đôi chân tôi về lại nơi khởi nguồn cách mạng này.
(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là chính thức bước vào Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, những thảm hoa, cây cảnh...Mọi công việc đang được đẩy nhanh tiến độ phục vụ nhu cầu đón xuân vui tươi, đầm ấm của cán bộ và nhân dân.
(HBĐT) - Kề cận Tết Nguyên đán, nhịp sống thị trường chộn rộn, hối hả. Nhà nhà tạm gác công việc bận rộn thường nhật để lo sắm sanh tươm tất cho những ngày Tết.
(HBĐT) - Từ 4 giờ sáng, chợ nông sản Bưng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã nhộn nhịp với những gánh lá dong được bà con từ khắp nơi chuyển về. Kẻ bán, người mua tấp nập, tất cả tạo nên một phiên chợ nhộn nhịp, tràn đầy sắc xuân.