Người dân xã Pà Cò (Mai Châu) tiếp cận và nắm bắt kỹ thuật sản xuất chè sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Bà con dân tộc Mông, xóm Trà Đáy thu hoạch chè xuân.

Người dân xã Pà Cò (Mai Châu) tiếp cận và nắm bắt kỹ thuật sản xuất chè sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Bà con dân tộc Mông, xóm Trà Đáy thu hoạch chè xuân.

(HBĐT) - Cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc và ẩm thực Việt, uống trà được nâng lên thành mộtự nghệ thuật, một thú chơi, một niềm vui hay những suy tư gửi gắm tâm sự. Từ người nông dân đến bậc trí thức đều biết uống trà. Cách uống và thưởng thức trà đôi khi ở những cấp độ khác nhau nhưng rồi đều quy tụ về một điểm chung là lòng mến mộ khách đến chơi nhà và thú vui thưởng thức.

 

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả thì nhà nhà đều chuẩn bị vài lạng trà ngon. ở thời bao cấp, túi quà Tết được Nhà nước phân phối bao giờ cũng có bao thuốc lá, gói trà, hộp mứt thì đủ biết trà đã đi vào cuộc sống của người Việt Nam đến mức nào. Người ta thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đó là cách nói hoa văn về giao tiếp làng xã Việt Nam từ cổ chí kim. Còn phổ biến thì khách đến nhà bao giờ cũng được gia chủ pha trà mời uống. Bộ ấm trà trên bàn phòng khách là điều gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình.

 

Cách pha trà, thưởng thức trà lâu nay trong dân gian đã trở thành nghệ thuật ẩm phẩm được trân trọng. Tuy rằng pha trà không theo một công thức hay quy chuẩn nào nhưng những người theo trường phái nho học hoặc tư tưởng hoài cổ đã đúc kết  để có được tách trà ngon là “nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình”. Ngày xưa, chốn hoàng cung hay các gia đình quý tộc, người ta uống trà rất cầu kỳ, nước pha trà được hứng sương đêm trên lá sen hay chí ít cũng là nước mưa hứng giữa trời. Trà được đặt vào búp sen mới hé nở, cuộn  lại giữ đến sáng hôm sau mới lấy về pha uống.

 

Cách thức uống trà cũng vậy, không những được nâng lên thành nghệ thuật ẩm phẩm mà ở Trung Quốc và Nhật Bản còn coi trà như là một tôn giáo. Nhật Bản gọi là trà đạo, Trung Quốc gọi là trà pháp. Uống trà cũng là dịp để tri kỷ, tri ân với anh em, bạn bè. Nhưng cũng có khi người ta ngồi uống một mình để suy nghĩ, chiêm nghiệm về một điều gì đó. Như thế các cụ thời xưa gọi là độc ẩm, khi uống có hai người thì gọi là đối ẩm, đông người hơn thì gọi là quần ẩm. Đơn giản hơn cả là uống trà tươi, cho lá chè mới hái đã rửa sạch vào ấm đổ nước sôi vào rồi ủ ấm để uống cả ngày rất thuận tiện.

 

Trà không những chỉ là thức uống mà còn có tác dụng chữa bệnh giúp cho huyết áp lưu thông, tiêu độc. Gần đây các nhà khoa học còn phát hiện trong trà có hoạt chất chống ung thư rất tốt cho sức khỏe. 

 

Cách chế biến trà cũng đòi hỏi sự tinh xảo, trà sẽ ngon hơn. Thường người ta phải chọn hái những búp chè non hay còn gọi là nõn trà xanh một tôm hai lá vào những ngày tiết trời mát dịu, nếu là mùa xuân thì trà ngon nhất. Tránh hái vào trời mưa hay nắng gắt khi chế biến thành phẩm vị trà sẽ kém đậm đà. Chè hái về cần đem sao ngay, tuyệt đối không để chè héo hay phơi nắng, như vậy nước trà sẽ bị ngái. Thường là sao bằng củi than. Bếp phải giữ nhiệt vừa phải nếu nóng quá trà sẽ bị cháy khét, uống không ngon. Khi búp chè quắt thì đổ ra vò thật kỹ cho nhựa chè tiết ra rồi lại đưa lên chảo sao tiếp. Cứ làm như thế cho đến khi búp chè săn chắc lại chuyển màu xanh đen, xoắn chắc cong như lưỡi câu, nhấm thấy khô giòn thì đánh mốc là xong. Trà thường được ướp hương các loại hoa như hương nhài, hương sen, hương mộc... ở mỗi vùng miền với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra những loại trà có hương vị đặc biệt khác nhau. Các tỉnh miền núi Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La còn có loại chè cổ thụ Shan tuyết. Đặc biệt ở Hà Giang có nhiều cây chè cổ thụ tới hàng trăm năm tuổi. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng giống chè đặc biệt này và thưởng thức hương vị thơm ngon của chè. Nước ta có nhiều nông trường trồng chè và nhà máy chế biến trên dây chuyền công nghiệp hiện đại. Nhiều địa phương, nhiều hãng đã xây dựng được thương hiệu uy tín như chè Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ. ở tỉnh ta, cây chè Shan tuyết có nhiều ở xã Pà Cò (Mai Châu). Đến nay dự án trồng chè Shan tuyết đã được đưa vào xã Phú Thành (Lạc Thủy), xã Trung Thành (Đà Bắc) bước đầu thu được kết quả khả quan. Năm 2010, Công ty CP chè Hiệp Khánh đã xây dựng nhà máy chế biến chè ở Hòa Bình với thương hiệu Hiteaco, nguyên liệu được lấy từ cây chè Shan tuyết.

 

Văn hóa trà Việt đã đi vào cuộc sống, là tinh hoa ẩm phẩm được trân trọng. Đón xuân Bính Thân, trong phòng khách mỗi nhà nên có những ấm trà thấm đậm vị thơm ngon, thêm ngạt ngào hương sắc xuân.

                    

 

                                                                               Hoàng Huy

 

 

Các tin khác

Ông Korikawa Takeru chăm sóc cây cảnh đón Tết Việt.
Một tiết mục của lực lượng Công an tỉnh trong chương trình.
Người dân xã Chiềng Châu giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm. ảnh:P.V
Cán bộ Viện Ngôn ngữ học và đại diện nguyên lãnh đạo huyện, các ban, ngành huyện Kim Bôi tại buổi tọa đàm lấy ý kiến xây dựng bộ chữ Mường tại Mường Động.

Nghi lễ hầu đồng dưới góc nhìn văn hóa tín ngưỡng

(HBĐT) - Nghi lễ hầu đồng còn gọi là Chầu văn, hát bóng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Chầu văn được xếp vào loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, thuộc địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày nay, nghi lễ Chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) được tổ chức, diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.

Chuyện về chiếc sanh đồng cổ Mường Bi bảo Vật quốc gia

(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, trong số hàng chục nghìn cổ vật được sưu tầm, khai quật và lưu giữ qua các thời kỳ, tỉnh ta có một cổ vật đã vinh dự được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là chiếc sanh đồng cổ Mường Bi.

Cổ vật Mường Động - “Độc nhất vô nhị”

Tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Động” do Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức mới đây tại nhà văn hóa xóm Sào Bắc, xã Sào Báy có gần 300 tài liệu, hiện vật độc đáo của tỉnh Hòa Bình và huyện Kim Bôi. Trong đó có các cổ vật được giới khảo cổ đánh giá là “độc nhất vô nhị”, đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong tâm thức và đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây.

“Địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần cách mạng

(HBĐT) - Tháng Tám lịch sử, cùng với triệu triệu trái tim trên mọi miền Tổ quốc, tôi hướng sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào và cũng là kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tân Trào - Tuyên Quang những ngày này thật rực rỡ, trang trọng và căng tràn hào khí của hồn thiêng sông núi. Những hình ảnh đẹp đó cứ mãi khắc sâu trong tâm trí, hối thúc con tim, khối óc và đôi chân tôi về lại nơi khởi nguồn cách mạng này.

Trang hoàng thành phố đón tết Nguyên đán Bính Thân 2016

(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là chính thức bước vào Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, những thảm hoa, cây cảnh...Mọi công việc đang được đẩy nhanh tiến độ phục vụ nhu cầu đón xuân vui tươi, đầm ấm của cán bộ và nhân dân.

Rộn rã không khí Tết 

(HBĐT) - Kề cận Tết Nguyên đán, nhịp sống thị trường chộn rộn, hối hả. Nhà nhà tạm gác công việc bận rộn thường nhật để lo sắm sanh tươm tất cho những ngày Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục