Người dân và du khách hốt hoảng rời khỏi sân bay Ataturk sau khi xảy ra các vụ tấn công. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, các kết quả điều tra cho thấy cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế Ataturk, sân bay chính của thành phố Istanbul, làm gần 200 người thương vong.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, các vụ tấn công này là nhằm “chào mừng” 2 năm ngày IS tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) (29-6-2014 – 29-6-2016).
Tính tới 16h ngày 29-6 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng do các vụ tấn công đã lên tới 36 người và số người bị thương là khoảng 150. Theo Văn phòng Pháp y Thổ Nhĩ Kỳ, 27 trên tổng số 36 nạn nhân xấu số là người nước này. 13 thi thể đã được bàn giao cho người thân của các nạn nhân. Thông qua mạng xã hội Twitter, Giáo sư Thomas Johnson, tới từ Trường Đào tạo sĩ quan Hải quân Mỹ, tự đặt ra câu hỏi: Hành động tấn công ở Istanbul liệu có phải là món quà bệnh hoạn vô nhân tính chào mừng “kỷ niệm ngày tổ chức Caliphate xuất hiện”?
Đồng tình với ý kiến này, bà Lavdey Morris, Trưởng Văn phòng đại diện báo The Washington Post ở Baghdad, cho rằng: “Cuộc tấn công vào sân bay là tuyên bố mở đầu năm thứ hai của nhóm Hồi giáo Caliphate”. Trước đó, ngay sau khi xảy ra tấn thảm kịch này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Thủ tướng Yildirim và các quan chức quân sự cấp cao nước này.
Tổng thống Erdogan bày tỏ, “các cuộc tấn công vào sân bay Ataturk, và đặc biệt là (sân bay) ở các nước phương Tây cũng như trên toàn thế giới sẽ là một thực tế quan trọng, một bước ngoặt cho cuộc chiến chung chống các tổ chức khủng bố”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, các cuộc tấn công “đã diễn ra trong tháng lễ Ramadan, điều đó cho thấy bọn khủng bố không màng gì tới những đức tin và giá trị”. Tổng thống Erdogan cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân xấu số và toàn bộ người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã “kịch liệt lên án vụ tấn công khủng bố trên” và “bày tỏ sự thông cảm sâu sắc, đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, cũng như tới chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ”. Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng kêu gọi sự hợp tác tăng cường trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã ra thông cáo lên án vụ tấn công khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ: “Mỹ lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại sân bay quốc tế Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến hàng chục người chết và bị thương. Cũng như sân bay Ataturk, sân bay ở Brussels từng bị tấn công năm ngoái, là biểu tượng về sự kết nối toàn cầu và là điểm gắn kết chúng ta lại với nhau. Tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến các thân nhân của những người đã thiệt mạng trong vụ tấn công và hy vọng rằng những người bị thương sẽ nhanh chóng bình phục”.
Nhà Trắng tuyên bố Mỹ trước sau như một ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa khủng bố. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã “rất sốc trước thông tin về vụ tấn công khủng bố ở Istanbul. Chúng tôi cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Đức đứng bên cạnh các bạn”.
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders cho biết, ông cũng rất sốc và đau buồn trước vụ tấn công tại sân bay Ataturk ở Istanbul. Ông Reynders lên án hành động khủng bố khiến hàng chục người thiệt mạng. Ngoại trưởng Bỉ cũng bày tỏ tình đoàn kết với gia đình các nạn nhân và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Reynders nhấn mạnh, Bỉ sẽ tiếp tục hợp tác với các nước trên thế giới trong cuộc chiến chung chống chủ nghĩa khủng bố.
Theo nhận định của Chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev, vụ tấn công khủng bố sân bay ở Istanbul là một trong các nỗ lực nhằm ngăn Thổ Nhĩ Kỳ hàn gắn mối quan hệ với Nga, Israel.
Ông Kosachev chỉ ra rằng, dường như Ankara đã được “cảnh báo” về việc tích cực tham gia mặt trận chống khủng bố do chính sách Ngoại giao Nga tạo ra ngay từ đầu. Theo ông, thảm kịch ở sân bay Istanbul sẽ chỉ khiến các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tích cực đối thoại với nhau hơn, và “bất chấp những thứ xảy ra ngày hôm nay, chúng ta cảm thấy đoàn kết với người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Chia sẻ quan điểm này, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Franz Klintsevich cũng cho rằng, ba vụ đánh bom tự sát ở sân bay Istanbul là hành động đáp trả nỗ lực hàn gắn quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, và không loại trừ khả năng “một vài lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng đã phản ứng sau khi Tổng thống Erdogan muốn bình thường hóa quan hệ với Nga. Ông Erdogan đã bị gây sức ép buộc phải chuyển sự tập trung sang các vấn đề khác”.
Ông Klintsevich tin rằng, khủng bố muốn reo rắc sự hỗn loạn và hoàn toàn gây mất ổn định tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ - điều mà Moskva luôn quan ngại. Ông nói: “Việc gây rối ở Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ bên trong rõ ràng nhằm tàn phá sự thống nhất của khu vực Trung Đông”.
Theo CAND
Theo Yonhap, ngày 20-6, Hàn Quốc lên án việc Triều Tiên đe dọa thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân vào nhiều căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh điều này cho thấy rõ ràng đề nghị đối thoại gần đây của Bình Nhưỡng chỉ là một sáng kiến hòa bình giả tạo.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Thủ tướng Hàn Quốc Hoang Ky-ô An (Hwang Kyo-ahn) ngày 20-6 tuyên bố, chính phủ nước này sẽ tăng cường các biện pháp an ninh nhằm đối phó với các mối đe dọa khủng bố, đặc biệt là trong bối cảnh xuất hiện những mối quan ngại rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể đang hướng tới các mục tiêu là công dân Hàn Quốc và căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc.
Theo PTI và các nguồn tin nước ngoài, ngày 18-6, Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan đã nhất trí mở lại cửa khẩu Tốc-kham sau gần một tuần căng thẳng ở biên giới, trong đó lực lượng an ninh hai nước giao tranh tại đây làm ít nhất bốn người chết. Trước đó, hai bên đã nhất trí ngừng bắn cũng như giảm sự hiện diện quân sự tại khu vực Tốc-kham, cửa khẩu tấp nập nhất giữa hai nước, với hàng trăm lượt xe tải và hàng nghìn lượt người qua lại mỗi ngày. Đụng độ xuất phát từ việc xây cổng bên phía Pa-ki-xtan tại cửa khẩu Tốc-kham mà chính quyền I-xla-ma-bát nhấn mạnh là để ngăn chặn các phần tử khủng bố qua lại cửa khẩu này. Trong khi đó, Chính phủ Áp-ga-ni-xtan phản đối hoạt động xây dựng nói trên, cho rằng việc này vi phạm các thỏa thuận và các bản ghi nhớ đã đạt được giữa hai bên.
Chồng chất những sự kiện và diễn biến căng thẳng trên các lĩnh vực, nhất là về an ninh, quân sự, chính trị, những ngày qua, thế giới trải qua nhiều diễn biến phức tạp.
Hà Lan đang tiến hành điều tra thông tin về một mạng lưới ngầm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang trà trộn vào những người nhập cư tại một trại tị nạn ở nước này.
Sau khi giành thêm nhiều phần lãnh thổ chiến lược từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, quân đội I-rắc tiếp tục mở chiến dịch quân sự tiến công trực tiếp vào thành phố Pha-lu-gia, thành trì của IS ở tỉnh An-ba. Cuộc chiến chống IS khốc liệt cùng làn sóng bạo lực tiếp tục gia tăng ở I-rắc khiến quốc gia Trung Đông này lâm vào khó khăn chồng chất.