Quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lào, ông Bounnem Chuonghom (Nguồn: Phân xã Vientiane)
Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ngày 16/7 tại trụ sở Bộ Ngoại giao CHDCND Lào ở thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc họp báo, trong đó bên cạnh việc thông báo công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 49 và các hội nghị liên quan, phía CHDCND Lào còn công bố quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông.
Tại cuộc họp báo chỉ dành riêng cho phóng viên trong nước này, trả lời câu hỏi của một phóng viên Lào về quan điểm của CHDCND Lào đối với tình hình Biển Đông, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lào, ông Bounnem Chuonghom cho biết: “CHDCND Lào theo dõi sát sao tình hình Biển Đông bởi đây là khu vực quan trọng và nhạy cảm. Lào hài lòng ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc tổ chức thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bao gồm cả việc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. CHDCND Lào kêu gọi các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thảo luận nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.”
Đây là lần đầu tiên CHDCND Lào bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) ra phán quyết không công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" tại vùng biển này.
Là con gái của một mục sư, trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ, giữ chức Bộ trưởng Nội vụ lâu nhất trong nửa thế kỷ tại Anh trước khi đặt chân tới tòa nhà số 10 phố Downing và ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, bà Theresa May được kỳ vọng sẽ trở thành hậu duệ xuất sắc của “bà đầm thép” Margaret Thatcher, dẫn dắt nước Anh tiến xa trong thời kỳ hậu Brexit
(HBĐT) - Chiều 12/7 (theo giờ Việt Nam), Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông.
Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan ngày 12/7 đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Nhật Bản ngày 12-7 bỏ lệnh sơ tán tại nhiều khu vực ở Fukushima được duy trì từ sau sự cố hạt nhân do thảm họa động đất sóng thần tháng 3-2011, cho phép hơn 10.000 người trở về thành phố quê nhà.
Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na (Rohan Gunaratna), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm chính trị và khủng bố thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Xin-ga-po cho biết, những phần tử khủng bố người Ma-lai-xi-a ở Phi-líp-pin đã thành lập một tiểu đoàn nhập cư (Katibah Al-Muhajir) nhằm lôi kéo những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gia nhập tổ chức này.
Trong bối cảnh cuộc nội chiến và cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Xy-ri chưa biết bao giờ mới đi đến hồi kết, tình hình viện trợ nhân đạo vấp phải nhiều chướng ngại, hàng chục nghìn dân thường Xy-ri đang phải đối mặt với nạn đói và một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.