Bên trong nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima - Ảnh: AFP
Nhật Bản ngày 12-7 bỏ lệnh sơ tán tại nhiều khu vực ở Fukushima được duy trì từ sau sự cố hạt nhân do thảm họa động đất sóng thần tháng 3-2011, cho phép hơn 10.000 người trở về thành phố quê nhà.
Như vậy, phần lớn thành phố Minamisoma, nằm cách nhà máy hạt nhân 25 km, hoàn toàn hồi phục ngoại trừ một khu vực nhỏ với chỉ một ngôi nhà, theo Kyodo News.
Để khuyến khích người dân trở về, chính quyền cũng đã mở lại các cơ sở y tế, xây các cơ sở thương mại và sửa chữa các hạ tầng khác.
Tuy nhiên nhiều người dân có vẻ không muốn trở về bởi họ đã bắt đầu cuộc sống mới ở nhiều nơi khác. Minamisoma từng có hơn 63.000 dân nhưng thống kê vào đầu 7-2016 cho thấy thành phố chỉ còn hơn 10.800 dân, khoảng 3.500 hộ gia đình.
Động thái trên là một phần trong nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm xóa bỏ toàn bộ khu vực di tản trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy hạt nhân.
Hiện vẫn còn tám khu vực ở tỉnh Fukushima được xác định là khu vực di tản, trong đó phân theo nhiều loại tùy theo mức độ phóng xạ. Ngoại trừ khu vực cấp độ ba với mức độ nhiễm xạ rất cao, khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn, chính quyền hy vọng sẽ bỏ toàn bộ lệnh di tản ở những khu vực còn lại vào năm 2017.
Sự cố ở Fukushima, được coi là thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất từ sau vụ Chernobyl năm 1986. Đến nay còn hàng ngàn người dân Nhật Bản sống gần nhà máy Fukushima vẫn chưa thể trở về nhà, nông nghiệp, ngư nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Tuoitre
Băng-la Đét kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Đây là tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Băng-la Đét Sây-khơ Ha-xi-na (Sheikh Hasina) đưa ra ngày 2-7 sau khi các lực lượng an ninh thực hiện thành công chiến dịch giải cứu con tin tại một nhà hàng ở thủ đô Đắc-ca.
Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2016, ASEAN và Ấn Độ đã triển khai 30 trên tổng số 130 dòng hành động (chiếm 23%) trong kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có 13 hoạt động trong lĩnh vực chính trị an ninh, 10 hoạt động về hợp tác kinh tế, bốn hoạt động về văn hóa-xã hội và ba hoạt động hợp tác xuyên ngành.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brúc-xen (Bỉ), EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sẽ thiết lập chiến lược phòng thủ mới nhằm đối phó với tác động từ việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nan giải là chiến lược mới phòng thủ mới này có nguy cơ bị “phủ bóng” bởi chính Brexit, theo đánh giá của các nhà phân tích...
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, các kết quả điều tra cho thấy cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế Ataturk, sân bay chính của thành phố Istanbul, làm gần 200 người thương vong.
Đến nay vẫn chưa thể đánh giá chính xác tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Song có thể khẳng định rằng, sự kiện này là một “cú sốc được lường trước” với những người thuộc hàng “siêu giàu” ở châu Âu và thế giới.
Sự kiện Brexit, làm chấn động toàn thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin trở thành cơ hội không thể tốt hơn để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.