Lực lượng an ninh In-đô-nê-xi-a tấn công nhóm khủng bố gây ra chuỗi các vụ tấn công xảy ra tháng 1-2016 ở thủ đô Gia-các-ta.

Lực lượng an ninh In-đô-nê-xi-a tấn công nhóm khủng bố gây ra chuỗi các vụ tấn công xảy ra tháng 1-2016 ở thủ đô Gia-các-ta.

Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na (Rohan Gunaratna), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm chính trị và khủng bố thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Xin-ga-po cho biết, những phần tử khủng bố người Ma-lai-xi-a ở Phi-líp-pin đã thành lập một tiểu đoàn nhập cư (Katibah Al-Muhajir) nhằm lôi kéo những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gia nhập tổ chức này.

 

“Tiểu đoàn” IS

Phát biểu với báo New Straits Times, ông Rô-han Gu-na-rát-na nêu rõ: “IS đã thành lập Katibah Al-Muhajir từ những người Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a”. Các thông tin tình báo cho thấy, đến nay tiểu đoàn này đã tuyển mộ được khoảng 10 người Ma-lai-xi-a. Trung tâm chỉ huy của tiểu đoàn đặt tại Ba-xi-lan (Basilan), một tỉnh đảo của Phi-líp-pin trong khu vực tự trị Min-đa-nao (Mindanao) có người Hồi giáo chiếm đa số.

Theo Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na, việc thành lập tiểu đoàn này do chiến lược tuyển quân từ Đông Nam Á tới Trung Đông của IS gặp nhiều khó khăn và có thể nói là đã thất bại. Bán đảo Xu-lu (Sulu) được coi là thành trì của phiến quân Phi-líp-pin đã được lựa chọn là vùng đất của IS. Các phần tử phiến quân và cực đoan Đông Nam Á đang hướng đến Phi-líp-pin thay vì tới Xy-ri và I-rắc.

Trước đó, trong một đoạn video tuyên truyền được đăng tải hồi tháng 6, IS đã kêu gọi những người ủng hộ tổ chức này không cần phải đến Xy-ri và I-rắc nếu việc này gặp khó khăn, thay vào đó hãy đến Phi-líp-pin. Cảnh sát Ma-lai-xi-a, đặc biệt là lực lượng cảnh sát chống khủng bố (SB-CTD), đang tiến hành xác minh thông tin do Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na cung cấp.

Cảnh sát Ma-lai-xi-a có cơ sở để lo ngại và điều tra khi trước đó, ngày 7-7, Đại sứ quán Mỹ tại Ma-lai-xi-a đã đưa ra khuyến cáo đối với công dân nước này về vấn đề an ninh cá nhân. Trang mạng của Đại sứ quán Mỹ tại Ma-lai-xi-a đã đăng tải cảnh báo an ninh sau khi nhà chức trách Ma-lai-xi-a xác nhận có sự liên hệ giữa IS với vụ nổ tại một câu lạc bộ đêm ở Pu-chông (Puchong), bang Xê-lan-go (Selangor) ngày 28-6 khiến 8 người bị thương.

Chuyển hướng...

Có thể thấy rõ, những diễn biến liên quan đến IS thời gian qua cho thấy IS đang chuyển tập trung sang các nước Đông Nam Á, với việc hình thành các chi nhánh có khả năng tổ chức tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực này trong thời gian tới, hướng đến việc thành lập "Vương quốc Hồi giáo" (Caliphate) trong khu vực. Tháng 4-2016, IS đã liệt kê nước cần phải tấn công, trong đó có ba quốc gia ở Đông Nam Á là: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. Ông A.K.Pít-chay (Ayob Khan Mydin Pitchay), một quan chức trong lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Ma-lai-xi-a xác nhận, IS đã bắt đầu chuyển trọng tâm sang khu vực Đông Nam Á, một phần để chứng minh rằng nó vẫn còn là một lực lượng mạnh, có khả năng phối hợp và phát động các cuộc tấn công khủng bố bất chấp IS đang bị các lực lượng quân sự phương Tây và những người trung thành với Tổng thống Xy-ri B.An Át-xát (Bashar al-Assad) tấn công dữ dội ở Trung Đông. Ông A.K.Pít-chay cũng cho biết, lực lượng an ninh Ma-lai-xi-a và các nước Đông Nam Á khác đã phát hiện và ngăn chặn được nhiều kế hoạch tấn công khủng bố của những người ủng hộ IS.

Thời gian qua, các chuyên gia chống khủng bố cũng đã cảnh báo IS có khả năng thực hiện các vụ tấn công theo kiểu vụ Pa-ri (các tay súng đồng thời tấn công một địa điểm rồi nhanh chóng di chuyển tới địa điểm tiếp theo để tối đa hóa thiệt hại và thương vong) nhằm vào khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới, trong đó các điểm tham quan đông người hoặc những cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay, nhà ga bị xem là mục tiêu tiềm năng.

Theo ông A.Bum-bớc (Alex Bomberg), Trưởng nhóm An ninh và Tình báo Quốc tế có trụ sở ở Luân Đôn (Anh), những diễn biến liên quan đến IS trên khắp châu Á gần đây cho thấy, tổ chức này đã sẵn sàng tấn công Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu R.Pa-tu-xi (Raffaello Pantucci) của Viện Các dịch vụ Hoàng gia Anh ở Luân Đôn cũng cho rằng, khi Đông Nam Á đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của IS, việc nhóm khủng bố này tấn công mục tiêu nào đó trong khu vực là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia chống khủng bố cũng cho rằng, IS đang âm mưu thành lập Caliphate không chỉ ở Trung Đông mà cả ở khu vực Đông Nam Á, trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, miền Nam Phi-líp-pin và Thái Lan, nơi các mạng lưới khủng bố Jemaah Islamiah (JI) và Jemaah Anshar Khilafah, Abu Sayyaf và các nhóm khác đang hoạt động. Môi trường xã hội ở Đông Nam Á có những yếu tố khiến cho ý tưởng của IS được tiếp nhận với khoảng 300 triệu người dân ở đây là tín đồ đạo Hồi.

Trong bối cảnh IS ngày càng suy yếu ở Trung Đông và cần có một địa bàn mới để đứng chân, với những điều kiện địa lý, yếu tố xã hội, con người… khả năng IS hướng tới thành lập một Caliphate ở Đông Nam Á là điều hoàn toàn có thể xảy ra.  

                    

                                                                         Theo QĐND

Các tin khác

Người dân Xy-ri sống trong một trại tị nạn ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Một khu định cư của I-xra-en ở Đông Giê-ru-xa-lem.
Không có hình ảnh
Người bị thương được đưa đi cấp cứu. Ảnh: www.thestar.com.

Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ đi vào chiều sâu

Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2016, ASEAN và Ấn Độ đã triển khai 30 trên tổng số 130 dòng hành động (chiếm 23%) trong kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có 13 hoạt động trong lĩnh vực chính trị an ninh, 10 hoạt động về hợp tác kinh tế, bốn hoạt động về văn hóa-xã hội và ba hoạt động hợp tác xuyên ngành.

Brexit “phủ bóng” lên chiến lược phòng thủ mới của EU và NATO

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brúc-xen (Bỉ), EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sẽ thiết lập chiến lược phòng thủ mới nhằm đối phó với tác động từ việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nan giải là chiến lược mới phòng thủ mới này có nguy cơ bị “phủ bóng” bởi chính Brexit, theo đánh giá của các nhà phân tích...

Món quà "sinh nhật" bệnh hoạn và vô nhân tính của IS?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, các kết quả điều tra cho thấy cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế Ataturk, sân bay chính của thành phố Istanbul, làm gần 200 người thương vong.

Brexit - “cú sốc” với giới siêu giàu

Đến nay vẫn chưa thể đánh giá chính xác tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Song có thể khẳng định rằng, sự kiện này là một “cú sốc được lường trước” với những người thuộc hàng “siêu giàu” ở châu Âu và thế giới.

Điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin

Sự kiện Brexit, làm chấn động toàn thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin trở thành cơ hội không thể tốt hơn để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.

Các nhà lãnh đạo châu Âu lên tiếng về quyết định rời khỏi EU của cử tri Anh

Sau khi kết quả trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU của cư tri Anh được công bố, với gần 52% cử tri ủng hộ, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ quan điểm về quyết định này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục