Tổng thống Erdogan phát biểu sau khi tới Istanbul (Ảnh: Twitter)
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7 tuyên bố đã chiếm quyền và rằng một số nhà lãnh đạo dân sự đang bị quản thúc sau khi các xe tăng bất ngờ tấn công vào tòa nhà quốc hội, trực thăng bay rợp trời thủ đô Ankara. Tuy nhiên, giới chức dân sự nói âm mưu đảo chính đã bị đẩy lùi.
(Tiếp tục cập nhật theo giờ Việt Nam GMT+7) (Giờ Thổ Nhĩ Kỳ: GMT+2)
- Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan, tuyên bố giành quyền kiểm soát đất nước vào cuối ngày 15/7 giờ địa phương
- Âm mưu đảo chính diễn ra đồng thời tại thủ đô Ankara và Istanbul, thành phố lớn nhất cả nước
- Lệnh giới nghiêm được ban bố trên toàn Thổ Nhĩ Kỳ
- Trực thăng quân sự, xe tăng dày đặc ở thủ đô Ankara
- Nhiều vụ nổ lớn xảy ra ở Ankara, trong đó trụ sở quốc hội nghi bị đánh bom
- Trực thăng tham gia đảo chính bị bắn rơi, một số binh sĩ bị bắt
- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố âm mưu đảo chính bị đẩy lùi
Theo tờ Telegraph, bạo lực tại Istanbul vẫn chưa chấm dứt. Chỉ ít phút trước một tiếng nổ lớn đã khiến thành phố này rung chuyển.
Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết cho tới sáng sớm 16/7 theo giờ địa phương, các binh sỹ nổi loạn vẫn tiếp tục nã đạn từ trên trực thăng xuống đường phố Ankara dù các máy bay chiến đấu đã được lệnh xuất kích để tiêu diệt.
Thông tin từ văn phòng công cố Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 60 người đã thiệt mạng trong âm mưu đảo chính.
Trong khi đó kênh CNN cho biết tình thế tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa rõ ràng, khi cả phe đảo chính và chính quyền Tổng thống Erdogan đều tuyên bố chiến thắng.
Theo trang tin International Spectator, một vị tướng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau âm mứu đảo chính đã bị tiêu diệt.
Theo AFP, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết khách sạn tại Marmaris, tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông nghỉ trước khi đảo chính nổ ra, đã bị đánh bom khi ông rời đi.
Thủ tướng Yildirim cho biết, các máy bay của phe đảo chính vẫn đang tiếp tục nã pháo xuống 2 thành phố Ankara và Istanbul. Ông cũng cho biết thêm, các máy bay chiến đấu của chính phủ đã được lệnh cất cánh từ một căn cứ không quân ở Eskisehir, phía đông Ankara để sẵn sàng bắn rơi bất cứ máy bay quân sự nào liên quan đến âm mưu đảo chính.
Đài NTV
Khi trời tờ mờ sáng, tòa nhà quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được nhìn thấy bị hư hại sau các vụ đánh bom.
Trong bài phát biểu tại Istanbul, Tổng thống Erdogan nói cuộc đảo chính là do Fethullah Gulen, một giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sống tại Mỹ, chỉ đạo.
Thủ tướng Yildirim cho biết đến nay khoảng hơn 120 người liên quan đến âm mưu đảo chính đã bị bắt giữ. Ông cũng hối thúc những người ủng hộ chính phủ của Tổng thống Erdogan tiếp tục xuống đường phản đối đảo chính.
Kênh CNN Turk khẳng định 12 người đã thiệt mạng trong các vụ nổ tại trụ sở quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Các binh sỹ quân đội dường như vẫn đang tiếp tục tìm cách kiểm soát các cơ quan truyền thông. Phóng viên của tờ Hurriyet đăng tải trên Twitter hình ảnh các đồng nghiệp bị binh sỹ dùng súng áp giải, bắt giơ tay lên sau gáy. Trong khi đó trụ sở đài CNN Turk tại Ankara cũng xuất hiện nhiều tiếng súng trong lúc phát sóng trực tiếp. Có thông tin nhiều người dân đã kéo tới đây để ngăn cản các binh sỹ.
Theo thông tin trên tài khoản Twitter của CNN Turk, vụ bắt giữ xảy ra tại văn phòng của họ tại Doğan Media Center, ở thủ đô Ankara.
Hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin quân sự khẳng định người cầm đầu cuộc đảo chính là đại tá quân đội Muharrem Kose. Ông Kose là người đứng đầu cơ quan cố vấn luật pháp của quân đội, và bị sa thải gần đây.
Phát biểu tại sân bay Ataturk sau khi hạ cánh, Tổng thống Erdogan khẳng định những kẻ thực hiện đảo chính sẽ bị trừng phạt thích đáng, bất kể địa vị nào.
Ông Erdogan nói thêm, âm mưu đảo chính do một nhóm nhỏ trong quân đội tiến hành và rằng đây sẽ là một lý do để làm trong sạch quân đội.
Cuộc đảo chính là hành động phản quốc và những kẻ chịu trách nhiệm sẽ phải trả giá đắt, ông Erdogan cảnh báo.
Một nhân chứng của Reuters cho biết một vụ nổ đã xảy ra tại sân bay Ataturk ở Istanbul, nơi máy bay của Tổng thống Erdogan hạ cánh.
Reuters và một số nguồn tin dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, máy bay chở Tổng thống Erdogan đã hạ cánh ở Istanbul. Cũng vào thời điểm này, ở trung tâm Istanbul xảy ra 2 vụ nổ lớn, hiện chưa có thông tin về thương vong.
Ít nhất 12 người bị thương sau vụ nổ bom tại trụ sở quốc hội, hãng tinAnadolu cho biết.
Các cửa kính bị vỡ trong tòa nhà quốc hội (Ảnh: Anadolu)
RT đưa tin, hãng thông tấn Anadolu cho biết 104 binh sĩ âm mưa đảo chính tại Istanbul đã được xác định, một vài người trong số đó đã bị bắt.
17 cảnh sát được tin đã thiệt mạng sau khi trực thăng quân đội tấn công trụ sở cảnh sát ở trung tâm Ankara (Ảnh: DM)
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết: "Tình hình về cơ bản đã có thể kiểm soát trở lại. Đài truyền hình quốc gia TRT cũng đã phát sóng trở lại nhưng một số nguồn tin nói rằng các nhân viên của đài đang bị bắt làm con tin.
Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát nhiều đường phố ở Ankara. (Ảnh:Reuters)
Hãng tin AP cho hay, một quả bom được cho là đã được kích nổ nhằm vào trụ sở quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara. Hiện chưa rõ về thương vong sau vụ tấn công này, nhưng một người dân địa phương cho biết đã nghe thấy nhiều tiếng nổ rung chuyển các tòa nhà và thấy cột khói dày đặc bốc lên sau khi phát hiện một máy bay chiến đấu bay ở tầm thấp xung quanh khu vực này.
Trong khi đó, đài CNN đưa tin, một số cảnh sát và nhân viên trụ sở quốc hội đã bị thương sau vụ tấn công.
Xe tăng quân đội trên đường phố Ankara (Ảnh: Reuters)
Người phát ngôn cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố âm mưu đảo chính đã bị đẩy lùi. Thống đốc Istanbul Vasip Shahin cũng tuyên bố về việc bắt giữ những đứng đầu âm mưu đảo chính."Những nỗ lực đảo chính quân sự đã kết thúc thất bại. Đã bắt đầu tạm giam và bắt bớ những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn", ông Sahin tuyên bố trên sóng kênh truyền hình NTV.
Người dân đứng trên một xe tăng quân đội ở Ankara (Ảnh: Reuters)
Trang tin Anadolu cho biết, 4 binh sĩ trong đó có 1 sĩ quan cấp cao tham gia đảo chính đã bị bắt sau khi nỗ lực giành kiểm soát đài truyền hình quốc gia TRT. Trong khi đó, 3 binh sĩ khác cũng bị bắt khi tìm cách chiếm giữ dinh cơ của Tổng thống Erdogan.
Binh sĩ tham gia đảo chính bị bắt. (Ảnh: Twitter)
Một chiến đấu cơ F-16 thuộc lực lượng trung thành với chính phủ được cho là đã bắn rơi một trong các trực thăng quân đội trên bầu trời Ankara. Trực thăng này được cho là một chiếc Sikorsky.
Ngoài ra, ít nhất 17 sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng tại trụ sở Lực lượng đặc nhiệm Ankara, hãng tin Anadolu cho biết.
Mỹ và EU kêu gọi các bên ở Thổ Nhĩ Kỳ "kiềm chế và tôn trọng thể chế dân chủ" và cho biết đang theo sát tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kêu gọi công dân ở Thổ Nhĩ Kỳ thận trọng không rời khỏi nhà và chờ đợi để làm rõ tình hình. "Chúng tôi hiểu rõ rằng để làm rõ các chi tiết của những gì đang diễn ra cần thận trọng đến mức tối đa", ông Lavrov nói. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Nga mong muốn tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được giải quyết nhanh chóng theo cách hợp pháp".
Quân đội Hy Lạp được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu sau âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. "Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos thông báo cho Thủ tướng Alexis Tsipras về tất cả các hành động của Bộ Quốc phòng và quân đội. Binh sĩ được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Có lo ngại lớn về những gì đang xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ", một nguồn tin cao cấp trong Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Lệnh giới nghiêm được ban bố trên toàn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Getty)
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trong tình trạng hết sức hỗn loạn. Sân bay quốc tế taturk ở Istanbul tạm thời đóng cửa trong khi xe tăng đã được điều tới đây, truyền hình quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng phát sóng, chặn truy cập các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Youtube . Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố thiết quân luật và lệnh giới nghiêm tạm thời trên toàn lãnh thổ.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đưa tin, ông Erdogan đang ở một nơi an toàn và có thể đã ra sân bay. Về phần mình, qua một thông điệp qua Skype, ông Erdogan kêu gọi người dân xuống đường phản đối âm mưu đảo chính được cho là có liên quan đến những người ủng hộ nhà truyền giáo đối lập Gulen sinh sống ở Mỹ. Thực tế, tại Istanbul, những người ủng hộ ông Erdogan đã xuống đường bắt đầu các cuộc biểu tình phản đối.
Binh sĩ ở Istanbul được cho là đã nổ súng vào đám đông biểu tình và có thương vong.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 15/7 tuyên bố đã giành chính quyền vào cuối ngày 15/7 theo giờ địa phương, tuy nhiên, Tổng thống Tayyip Erdogan nói rằng những nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền này sẽ bị đánh bại. Thủ tướng Yildirim thì nói rằng "sẽ là sai lầm nếu gọi đó là một cuộc đảo chính," nhưng đã có một "nỗ lực bất hợp pháp" của "một bộ phận quân đội" nhằm chiếm quyền. Hiện tại các thông tin vẫn hết sức hỗn loạn.
Các phóng viên có mặt tại Ankara cho biết, máy bay quân sự đã bay ngang thủ đô Ankara, và họ nghe thấy tiếng súng và nhiều tiếng nổ lớn
Lực lượng an ninh đã chặn tất cả giao thông trên hai cây cầu Bosphorus và Fatih Sultan Mehmet, hai cây cầu chính bắc qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul.
Hãng tin RT cho hay, nhiều xe tăng đã nã pháo và bao vây xung quanh tòa nhà quốc hội ở Ankara trong khi các trực thăng cũng bắn phá trụ sở cơ quan tình báo ở đây.
Theo Dân trí
Nhật Bản ngày 12-7 bỏ lệnh sơ tán tại nhiều khu vực ở Fukushima được duy trì từ sau sự cố hạt nhân do thảm họa động đất sóng thần tháng 3-2011, cho phép hơn 10.000 người trở về thành phố quê nhà.
Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na (Rohan Gunaratna), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm chính trị và khủng bố thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Xin-ga-po cho biết, những phần tử khủng bố người Ma-lai-xi-a ở Phi-líp-pin đã thành lập một tiểu đoàn nhập cư (Katibah Al-Muhajir) nhằm lôi kéo những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gia nhập tổ chức này.
Trong bối cảnh cuộc nội chiến và cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Xy-ri chưa biết bao giờ mới đi đến hồi kết, tình hình viện trợ nhân đạo vấp phải nhiều chướng ngại, hàng chục nghìn dân thường Xy-ri đang phải đối mặt với nạn đói và một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
Theo Tân Hoa xã và Roi-tơ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki Mun lên án việc I-xra-en thông qua kế hoạch xây dựng 800 nhà định cư mới ở trong và chung quanh Giê-ru-xa-lem. Tổng Thư ký bày tỏ thất vọng khi I-xra-en thông qua kế hoạch nêu trên chỉ vài ngày sau khi nhóm Bộ tứ về hòa bình Trung Đông hối thúc Ten A-víp ngừng hoạt động xây dựng khu định cư.
Thế giới đã chứng kiến những biến động trong nửa đầu năm 2016. Trong khi cả châu Âu đã bị sốc với quyết định nhất trí "ly hôn" EU của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu dân ý thì người Mỹ choáng váng và sửng sốt khi ứng viên tổng thống gây nhiều tranh cãi Donald Trump cầm chắc tấm vé ứng cử tổng thống của đảng Cộng hòa.
Băng-la Đét kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Đây là tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Băng-la Đét Sây-khơ Ha-xi-na (Sheikh Hasina) đưa ra ngày 2-7 sau khi các lực lượng an ninh thực hiện thành công chiến dịch giải cứu con tin tại một nhà hàng ở thủ đô Đắc-ca.