Việc giải phóng Mosul đã mang lại một luồng sinh khí mới cho những người dân Iraq thuộc mọi sắc tộc và giáo phái.

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là một tổ chức cực kì độc ác, vì vậy, ngay khi quân đội Iraq cùng lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, cảnh sát liên bang và liên minh đa phương do Mỹ lãnh đạo siết chặt các tay súng IS tại một khu vực nhỏ trong thành cổ Mosul dọc bờ sông Tigris sau 9 tháng giao tranh khốc liệt, rất nhiều người Iraq đã vui sướng ăn mừng. Tuy nhiên…

 Mosul được giải phóng song đặt ra rất nhiều vấn đề

Mosul được giải phóng song đặt ra rất nhiều vấn đề

Sự hòa giải, tái hòa nhập và tái thiết lập là rất quan trọng để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mosul, giúp Iraq nhận thức rõ hơn về sự liên kết giữa các cộng đồng thay vì thực hiện các hành động trả thù hay chém giết - những điều kiện từng giúp cho sự thành công của IS tại Iraq.

Vi phạm nhân quyền

Những thông tin về việc lực lượng an ninh Iraq hay các lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ vi phạm nhân quyền, hay các vụ giam giữ người dân Mosul bất hợp pháp, cũng như các vụ tử hình mà không qua xét xử những tay súng IS đang bị giam giữ hoặc những người ủng hộ IS, đã trở thành một điều không mấy ngạc nhiên trong và sau chiến dịch Mosul.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đã ghi nhận rất nhiều trường hợp các lực lượng an ninh Iraq lựa chọn ngẫu nhiên một số người từ những đám đông tại các trạm kiểm soát, đánh đập tàn bạo và đưa họ tới các căn cứ tạm thời. Nhiều nhân chứng đã nói với HRW rằng một vài người đã bị giết tại các căn cứ đó, và chắc hẳn còn rất nhiều người nữa đã bị tra tấn trong quá trình thẩm vấn.

Gia đình của các tay súng thành viên IS bị dồn ép rồi đưa đến các trung tâm cải tạo để thẩm tra, xác định xem họ có ủng hộ hệ tư tưởng của IS hay không. Các gia đình mà HRW phỏng vấn đều nói rằng họ không bị cáo buộc bất kỳ tội danh nào nhưng vẫn bị bắt giam bởi các lực lượng an ninh - lực lượng đáng lẽ ra nên bảo vệ họ. Gần đây, một đoạn video đã được công bố đã cho thấy 2 tù nhân IS bị những người đàn ông mặc quân phục ném ra khỏi vách đá, bị hành quyết.

Việc ngăn chặn - hoặc ít nhất là giảm thiểu - các hành vi ngược đãi do lực lượng an ninh Iraq gây ra sẽ không chỉ là cách đơn giản để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, mà còn là sự cần thiết chiến lược nếu Iraq muốn triệt tiêu chủ nghĩa bè phái - điều đã khiến người dân Iraq phải hứng chịu nạn bạo lực khủng khiếp - cũng như chấm dứt sự cai trị kém cỏi của nhiều chính phủ liên minh.

Chính các hành động ngược đãi này - thường được các lực lượng của chính phủ thực hiện và được các quan chức cũng như tướng lĩnh quân đội Iraq ở Baghdad chấp nhận hoặc phớt lờ - đã giúp cho các nhóm thánh chiến Hồi giáo tràn vào phía Bắc và Tây Iraq, rồi sau đó đánh bại quân đội Iraq vốn được trang bị tốt hơn.

Nhiều việc phải làm

Chỉ cách đây 3 năm, những người Hồi giáo dòng Sunni cư ngụ tại Mosul đã vỗ tay hoan hỉ trên đường phố khi đoàn xe của IS đi qua. Người dân Mosul đã rất vui mừng, không phải vì họ ủng hộ việc xây dựng vương quốc Hồi giáo của IS hay tư tưởng nhân sinh quan của chúng, mà bởi vì các binh lính mà họ coi là không công bằng, tham nhũng và độc đoán đã bị "tống cổ” khỏi khu vực. Trong những ngày đầu tiên đó, các công dân của Mosul, Tikrit, Ramadi và Fallujah chào đón những tay súng IS như những người giải phóng họ khỏi sự cai trị của một chính phủ theo dòng Shi’ite thờ ơ mà họ coi là các tội phạm, kẻ cướp và kẻ giết người.

Nếu Chính phủ Iraq không muốn xem lại một "bộ phim” tương tự như vậy trong tương lai không xa thì cần phải sớm xóa bỏ những vấn đề này. Thủ tướng Abadi cần phải đưa ra một loạt cải cách chính trị và thể chế nhằm ngăn chặn các lực lượng an ninh Iraq thực hiện những hành vi tàn bạo mà một phần nhỏ trong số họ đang thể hiện tại thời điểm này. Việc cải tổ bộ máy an ninh, buộc tội và truy tố những quân lính vi phạm tội ác chiến tranh, sa thải các chỉ huy và các tướng lĩnh khuyến khích những ai thực hiện hành vi lạm dụng hoặc không điều tra họ, và buộc tội các bộ trưởng hoặc nhân viên vi phạm luật pháp hay phục vụ cho lợi ích bản thân hơn là cho người dân Iraq, sẽ không phải là một hướng đi êm ả cho một vị thủ tướng vốn phụ thuộc vào các đảng phái vì tương lai chính trị của mình.

Trên tờ New Yorker, phóng viên kỳ cựu Robert Wright đã đặt ra một câu hỏi rằng: "Liệu Mosul có thể được hợp nhất sau khi IS bị đuổi ra khỏi đây?”. Câu trả lời đơn giản ở giai đoạn này là: Chưa thể biết được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nếu Mosul và Iraq chuẩn bị khôi phục sau khi IS bị tiêu diệt và bắt đầu công cuộc tái thiết về vật chất, xã hội và chính trị đầy khó khăn và mất nhiều thời gian thì các chính trị gia Iraq mới chính là những người cần bắt đầu quá trình hồi phục này. Không ai khác - chẳng hạn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên đoàn Arập, hay Liên Hợp quốc - có khả năng làm điều này cho họ…



                                                                             Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran

Ngày 18-7, Mỹ đã áp đặt thêm một số lệnh trừng phạt kinh tế mới đối với Iran chung quanh chương trình tên lửa của nước này và khẳng định "những hành động xấu” của Iran tại Trung Đông đã làm suy yếu "những đóng góp tích cực” từ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Mưa lớn tại Nhật Bản, hàng nghìn người phải sơ tán

* Cháy rừng lan rộng tại châu Âu
 Theo Roi-tơ, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 18-7, mưa lớn tại một số khu vực thuộc tỉnh Phư-cư-si-ma và Ni-i-ga-ta, phía đông-bắc Nhật Bản, đã khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán trước nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Theo đó, tại thị trấn Ta-đa-mi thuộc tỉnh Phư-cư-si-ma, hơn 4.300 người dân đã phải sơ tán. Nhiều tuyến đường sắt tại khu vực này tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó, tại Ni-i-ga-ta, hơn 1.400 người dân tại thành phố Gô-xen và thị trấn A-ga đã chuyển đến nơi an toàn.

Pháp kêu gọi Israel và Palestine nối lại tiến trình đàm phán hòa bình

(HBĐT) - Ngày 16-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel và Palestine nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông dựa trên giải pháp hai nhà nước.

Triều Tiên ra điều kiện đàm phán quân sự với Hàn Quốc

Sau nhiều tuần căng thẳng, Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán quân sự với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng đồng ý, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa 2 bên khể từ năm 2015.

Tổng thống Pháp: Ông Trump có thể sẽ thay đổi quyết định về Hiệp định Paris

(HBĐT) - Ngày 15-7, Reuter dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên tuần báo Le Journal du Dimanche của Pháp rằng ông hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi quyết định của mình về việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về thay đổi khí hậu.

Hạ viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục lên tới 696 tỷ USD

Ngày 14-7, Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật về ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này với mức chi phí quân sự tăng kỷ lục nhưng bác bỏ các thay đổi gây tranh cãi như binh sĩ chuyển giới hay chính sách biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục