Trong Bảo tàng 11/9 tại Mỹ có một triển lãm ảnh nằm ở một góc khuất, nơi treo những bức hình chụp gây ám ảnh về vụ khủng bố xảy ra cách đây 16 năm, khi những chiếc máy bay bị không tặc khống chế lao vào tòa tháp đôi ở thành phố New York.



Người rơi từ tòa Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ngày 11/9 (Ảnh: News Limited)

16 năm sau loạt khủng bố kinh hoàng gây rúng động thế giới, nhiều người có thể vẫn nghĩ mọi việc xảy ra chỉ là cơn ác mộng kinh hoàng. Nhưng bảo tàng 11/9 nằm dưới lòng đất thành phố New York nhắc người ta nhớ vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là điều có thật và nó đã làm thay đổi thế giới.

Trong suốt 16 năm qua, mọi người đã nhiều lần nhìn thấy những bức ảnh chụp hai chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở thành phố New York, Mỹ. Tuy nhiên, còn rất nhiều những bức ảnh được chụp lại trong buổi sáng kinh hoàng đó, ghi lại những khoảnh khắc khiến người xem ám ảnh đến tận bây giờ.

Trong Bảo tàng 11/9 ở Manhattan trưng bày hàng trăm hiện vật trong vụ khủng bố lịch sử, từ những tờ hóa đơn, ổ đĩa máy tính đến những chiếc giày, balo, những vật dụng cứu hộ. Những đồ vật này đơn thuần chỉ gợi nhắc người ta đến một ngày đi làm bình thường của rất nhiều người dân New York nếu không xảy ra một thảm kịch thay đổi mãi mãi cuộc đời họ và nhận thức của cả thế giới.

Giữa rất nhiều hiện vật được trưng bày có một bức tường và sau bức tường đó là khu vực trưng bày những bức ảnh chụp gây sốc trong ngày 11/9. Vì tính chất ám ảnh của nó, việc công bố những bức hình này đã từng vấp phải sự phản đối của truyền thông và đó cũng là lý do mọi người ít được nhìn thấy chúng.

Tạp chí New York từng viết: "Những bức ảnh này đã phạm phải điều tối kị khi làm tổn thương đến những người đã khuất và gây nên nỗi đau không thể chịu đựng được đối với những người còn sống”.

 Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại thế giới sau khi máy bay đâm vào tòa nhà (Ảnh: Getty)

Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại thế giới sau khi máy bay đâm vào tòa nhà (Ảnh: Getty)

Những bức ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc khi con người phải đứng trước sự lựa chọn vô cùng khó khăn: nhảy ra ngoài cửa sổ tòa tháp đôi sau khi hai chiếc máy bay đâm vào WTC. Đối mặt với ngọn lửa hung dữ trên những tầng cao, họ không còn lựa chọn nào khác là lao mình ra khỏi tòa nhà dù biết rằng cầm chắc trong tay cái chết.

Kèm theo những bức ảnh là lời kể của các nhân chứng. Điều này phần nào giúp người xem hiểu được hoàn cảnh lúc đó khiến các nạn nhân đưa ra quyết định như vậy.

"Cô ấy đang mặc bộ đồ công sở và tóc tai thì bù xù. Người phụ nữ đứng đó khoảng vài phút, rồi cô chỉnh lại chiếc váy của mình và bước ra lan can. Trước khi nhảy cô ấy còn chỉnh lại váy của mình, tôi nghĩ đó là hành động rất con người. Tôi không thể tiếp tục nhìn chuyện gì xảy ra sau đó”, nhân chứng James Gilroy kể lại.

 Rất đông người đứng trên các cửa sổ của tòa tháp Bắc thuộc WTC khi lửa và khói đang bốc lên ngùn ngụt (Ảnh: Getty)

Rất đông người đứng trên các cửa sổ của tòa tháp Bắc thuộc WTC khi lửa và khói đang bốc lên ngùn ngụt (Ảnh: Getty)

Còn nhân chứng Victor Colantonio nhớ lại khoảnh khắc khi nhìn thấy một người đàn ông nhảy khỏi tòa nhà: "Anh ấy mặc áo sơ-mi trắng, quần đen và rơi tự do trong vô vọng”.

Một nhân chứng khác là Louisa Griffith-Jones cho biết cô cảm thấy tôn trọng những người đã đưa ra quyết định như vậy: "Họ đã kết thúc cuộc đời mình mà không có sự lựa chọn và sẽ là sai trái nếu chúng ta quay lưng lại với họ”.

Theo số liệu thống kê, ước tính đã có khoảng 200 người nhảy khỏi tòa nhà hoặc bị rơi xuống đất. Hầu hết họ đều ở tòa nhà phía Bắc của WTC bởi lửa ở đó cháy rất dữ dội. Một số nhân chứng cho biết nhiều người cố lấy rèm hoặc khăn trải bàn lớn để làm thành dù. Một số khác lại thấy một cặp đôi nắm tay nhau khi họ nhảy xuống.

Có lẽ điều bi kịch nhất đến nay là chưa thể xác định được danh tính của những người đã nhảy xuống bởi lực lượng chức năng không thể tìm thấy những phần còn lại thi thể họ.

 Người đàn ông rơi (Ảnh: AP)

Người đàn ông rơi (Ảnh: AP)

Bức ảnh nổi tiếng nhất được chụp bởi nhiếp ảnh gia Richard Drew của hãng thông tấn AP có tên "Người đàn ông rơi” (The Falling Man).

Những người đã từng xem bức ảnh này đều bị ám ảnh. Báo chí đã tốn không ít giấy mực để viết về bức ảnh này và thậm chí còn có một bộ phim tài liệu riêng về nó.

Mặc dù chưa được xác định chính xác, song người ta cho rằng người đàn ông trong bức ảnh là Jonathan Briley, 43 tuổi, làm việc trong một nhà hàng trên tầng 106 của tòa nhà phía Bắc. Bức ảnh này được tờ New York Timescông bố ngày 12/9/2001 nhưng nghiêm cấm sử dụng.

16 năm sau thảm kịch khủng bố 11/9, người ta vẫn chưa thể thống kê chính xác bao nhiêu người chủ động nhảy khỏi tòa nhà và bao nhiêu người bị rơi hay thậm chí là bị đám đông xô đẩy. Nhưng không một trường hợp nào thiệt mạng trong vụ 11/9 được coi là hành động tự sát.

Báo USA Today viết: "Họ không lựa chọn cái chết mà họ lựa chọn cách để chết”.

 Một máy bay bị không tặc đang lao tới Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York (Ảnh: AFP)

Một máy bay bị không tặc đang lao tới Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York (Ảnh: AFP)


Theo Dân Trí

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục