Cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) tin rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai cần giải quyết 5 vấn đề mà trước tiên là "tháo ngòi" nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ nhất ở Singapore ngày 12/6/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai, cựu Đại diện thương mại và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống George W Bush, ông Robert Joellick cho rằng cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị lần này cần thực tế và dựa trên những thỏa thuận đã đạt được ở hội nghị lần đầu tiên.

Ông Joellick, từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), đã đánh giá về sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm hàng đầu của thế giới những ngày này.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, trong bài bình luận trên tờ The Wall Street Journal số ra ngày 24/2, cựu quan chức Mỹ tin rằng hội nghị thượng đỉnh lần này cần giải quyết 5 vấn đề.

Trước tiên, đó là "tháo ngòi" nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Việc đình chiến năm 1953 đã dẫn tới mối quan hệ căng thẳng 66 năm nay giữa Triều Tiên và Hàn Quốc và giờ cả hai bên phải từng bước chấm dứt sự đối đầu dai dẳng này.

Nếu nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên không còn hiện hữu, Mỹ có thể giảm số binh sỹ của mình đang đồn trú tại khu vực.

Thứ hai, Triều Tiên và Hàn Quốc cần có một chương trình nghị sự xây dựng lòng tin trong mối quan hệ song phương.

Những bước đầu tiên nên tập trung vào các mục tiêu nhân đạo, đoàn tụ gia đình, giao lưu thể thao và kết nối quan hệ cá nhân giữa người với người để dần dần mở cửa xã hội Triều Tiên ra với Hàn Quốc và với cả thế giới.

Các dự án kinh tế cần khuyến khích những cải tổ đơn giản nhằm nâng cao đời sống của người dân, phát triển thị trường.

Tiếp đến, theo ông Joellick, các bên phải đàm phán vấn đề an ninh khu vực. Bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là nơi diễn ra việc tranh giành quyền lực ở Đông Bắc Á kể từ cuộc chiến Nhật-Trung những năm 1894-1895 và cuộc chiến Nhật-Nga thời kỳ 1904-1905.

Để có được an ninh và hòa bình lâu dài, cả hai miền Triều Tiên cần phải hợp tác với các nước châu Á khác và Mỹ trong những vấn đề như hạn chế số tên lửa tầm ngắn hay vấn đề Triều Tiên trao trả những công dân Nhật Bản bị bắt cóc.

Thứ tư, cả Washington và Seoul cần hướng Bình Nhưỡng tới những mô hình cải tổ kinh tế. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc, cũng như các quốc gia khác có thể hỗ trợ lương thực, thuốc men cho Triều Tiên khi những lệnh trừng phạt vẫn đang có hiệu lực.

Nếu Triều Tiên hướng tới cơ chế thị trường thì các nước nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cần mở cửa với quốc gia Đông Bắc Á này.

Và cuối cùng, cựu quan chức ngoại giao Mỹ nhận định tất cả các bên liên quan đều cần chung tay giải quyết mối hiểm họa tên lửa và vũ khí hạt nhân và quá trình này cần được tiến hành từng bước song song với việc xây dựng lòng tin.

Triều Tiên cần thực sự ngừng thử và phổ biến tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Robert Zoellick cũng cho rằng những đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump như ký Hiệp ước hòa bình hay mở các văn phòng liên lạc điều phối sẽ không đạt hiệu quả nếu không được kết nối với các mục tiêu về chính sách.

Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ sẽ diễn ra trong các ngày 27-28/2 tại Hà Nội.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng Sáu năm ngoái, hai bên nhất trí Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai dự kiến sẽ tập trung đàm phán về các bước phi hạt nhân hóa cụ thể của Bình Nhưỡng và các biện pháp tương ứng mà Triều Tiên yêu cầu Mỹ thực hiện như nới lỏng các lệnh trừng phạt và cải thiện quan hệ./.

     TheoVietnamplus

 

Các tin khác


Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định chưa có bất kỳ sự thỏa hiệp nào đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn của Triều Tiên.

Venezuela đóng cửa biên giới với Aruba, Bonaire và Curacao

Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez ngày 20-2 đã thông báo quyết định của Chính phủ Venezuela tạm ngừng giao thiệp trên không và trên biển với các hòn đảo láng giềng gồm Aruba, Bonaire và Curacao. 

Biểu tình "Áo vàng" tại Quảng trường Các quốc gia ở Thụy Sĩ

Ngày 20/2, đông đảo người biểu tình "Áo vàng" Pháp đã tập trung tại Quảng trường Các Quốc gia (Place des Nations), đối diện trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ).

Ngành du lịch Lào cất cánh

Với cảnh sắc thiên nhiên yên bình, nên thơ, pha lẫn nét trầm mặc, cổ kính của những mái chùa, đất nước Lào đã làm say lòng nhiều khách du lịch quốc tế. Những năm qua, "ngành công nghiệp không khói" của Lào phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia châu Á này.

Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đe dọa thị trường lao động tại Thái-lan

Các nhà kinh tế của Thái-lan cho biết, những năm gần đây, việc áp dụng các hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang khiến cho thị trường lao động của nước này phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm trong tương lai gần.

Nga sẵn sàng thảo luận với Mỹ về Hiệp ước START mới

Ngày 16-2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán mở rộng Hiệp định Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) mới, sẽ hết hiệu lực trong vòng hai năm tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục