Viện Nghiên cứu không gian vũ trụ Brazil (INPE) vừa cảnh báo diện tích rừng Amazon bị chặt phá tại nước này trong tháng 6 vừa qua đã lên tới mức báo động (hơn 762 km2), tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái (488 km2) và lớn gấp 2 lần diện tích của thị trấn Belo Horizonte (Bê-lu Ô-ri-xôn-ti).
Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil ngày 22/9/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Báo cáo của INPE cho biết từ đầu năm tới nay, Brazil đã mất hơn 2.217 km2 diện tích rừng Amazon, cao gấp 1,5 lần diện tích thành phố Sao Paulo (Xao Pao-lô). Tình trạng chặt phá rừng tại khu vực trên đã chững lại trong 3 tháng đầu năm nay, song đột ngột tăng cao từ tháng 4 đến nay. Trước tình hình này, tuần trước, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hiệp ước Hợp tác vùng Amazon (ACTO) đã nhất trí sẽ nỗ lực kêu gọi các nước bảo tồn, khôi phục và quản lý các nguồn tài nguyên tại vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.
Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận với FAO, Tổng Thư ký ACTO Alexandra Moreira Lopez (A-lếch-xan-đra Mô-rây-ra Lô-pết) đã đề cập tới các mối đe dọa tác động tới rừng Amazon gồm biến đổi khí hậu, tình trạng phá rừng bừa bãi, việc triển khai các dự án hạ tầng nhất định, nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật. Trong khi đó, Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Amazon Watch Leila Salazar-López (Lây-la Xa-la-gia Lô-pết) đã chỉ trích chính sách của Chính phủ Brazil hiện nay làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng về môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái vùng Amazon và người dân bản địa.
Rừng rậm nhiệt đới Amazon có diện tích gần 7 triệu km2, trải dài trên lãnh thổ của 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname, trong đó phần lớn diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil. Theo số liệu thống kê, hơn 40.000 loài thực vật, 1.300 loài chim và hơn 4.200 loài động vật hiện đang sinh sống tại phần rừng nhiệt đới Amazon nằm trên lãnh thổ của quốc gia Nam Mỹ này./.
Theo báo Đảng Cộng Sản
Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 30-6 (giờ New York) đã hoan nghênh tuyên bố về việc Triều Tiên và Mỹ nối lại đối thoại cấp làm việc. Tuyên bố này được đưa ra tại cuộc gặp cấp cao lần ba giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà Tự do ở Khu vực phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc diễn ra chiều ngày 30-6 (giờ Seoul).
Nhà chức trách bang Texas (Mỹ) cho biết, toàn bộ 10 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay nhỏ ở sân bay Addison Municipal, ở ngoại ô phía bắc Dallas, Texas ngày 30-6.
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Truyền thông quốc tế, trong đó có các tờ báo và hãng tin lớn, đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện này.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 26-6, Tổng Thư ký NATO G.Xtôn-ten-bớc thông báo, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO nhất trí sẽ phản ứng nếu Nga không trở lại tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). NATO sẽ xem xét tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát, cũng như các biện pháp phòng không nếu INF đổ vỡ. NATO cũng không loại trừ khả năng điều chỉnh hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa, nhằm đối phó những mối đe dọa tiềm tàng từ hệ thống tên lửa mới của Nga.
Châu Phi được Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá đi đầu trong công tác cứu trợ nhân đạo và là tấm gương tích cực cho nhiều nơi khác trên thế giới bởi nhiều nước ở "lục địa đen” đã có những chính sách rất cởi mở đối với người tị nạn. Nhất là trong các chiến dịch giải cứu người di cư.
Các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được nhất trí về người sẽ kế nhiệm Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.