Nga và Mỹ đang tổ chức các cuộc tham vấn khẩn cấp sau lần chạm trán giữa tàu ngầm hai nước gần Alaska mới đây.

Tàu ngầm hạt nhân Nga tại căn cứ Severomorsk ở Bắc Cực. Ảnh: AP

Dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên, trang thông tin quân sự Israel DEBKAfile cho biết cuộc chạm trán xảy ra ở vùng biển gần Alaska, khi tàu ngầm Mỹ chặn tàu một tàu ngầm hạt nhân Nga.

Ngay trong tối 2/7, Nhà Trắng và Điện Kremlin đã bắt đầu các cuộc tham vấn kín.

Nhiều giả thuyết cho rằng cuộc chạm trán này là nguyên nhân khiến cho Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đột ngột hủy chuyến thăm tới bang New Hampshire lên lịch trình trước đó mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.

Theo Randy Gentry, người phát ngôn của Phó Tổng thống, ông Pence đã nhận được "một cuộc gọi khẩn” cần ông quay gấp về Washington. Thậm chí khi đó ông Pence đã lên chuyên cơ Không lực 2.

"Có việc gì đó cần Phó Tổng thống ở lại Washington. Tuy nhiên, việc đó không đáng báo động”, Thư ký báo chí của ông, cô Alyssa Farah, thông báo trên trang mạng Twitter. Theo Farah, Phó Tổng thống Pence đã không rời khỏi Washington, và lý do ông hủy chuyến đi tới New Hampshire có thể được công bố trong vài tuần tới.

Trong diễn biến khác liên quan tới các hoạt động của tàu ngầm Nga tại vùng biển quanh Bắc Cực, ngày 1/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hỏa hoạn xảy ra trên một tàu lặn biển sâu khiến 14 sĩ quan hải quân thiệt mạng do hít phải khí độc từ vụ cháy. Vào thời điểm đó, tàu nghiên cứu này được cho là đang thực hiện hoạt động khảo sát quân sự trong vùng nước chủ quyền của Nga. Nhà chức trách đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân vụ việc. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết tàu lặn đã được đưa về căn cứ hải quân Severomorsk thuộc bán đảo Kola.

Điện Kremlin khẳng định chi tiết của vụ cháy tàu lặn sẽ không được công bố. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov cho hay: "Theo luật pháp Liên bang Nga, thông tin này không thể được công bố đầy đủ. Nó thuộc vào loại bí mật quốc gia".

Ngày 3/7, Bộ Quốc phòng Nga đã biểu dương các thành viên thủy thủ đoàn vì những hành động "anh hùng” trên chiếc tàu nghiên cứu, khẳng định một số thủy thủ đã hy sinh tính mạng để cứu sống một chuyên gia dân sự và cứu con tàu khi gặp nạn.

 

          TheoBaotintuc

Các tin khác


Thủ tướng Thái-lan: Chính phủ mới sẽ tuyên thệ giữa tháng này

Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-ocha hôm nay, 2-7, cho biết, chính phủ mới của nước này sẽ tuyên thệ vào giữa tháng 7 này. Đây là điều cần thiết trong bối cảnh Thái-lan đang giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2019.

Giới chức Hong Kong lên án hành động phá hoại và biểu tình bạo lực

Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong đã kịch liệt lên án hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận người biểu tình và cho biết Chính quyền Hong Kong sẽ truy cứu trách nhiệm đến cùng.

Tổng thư ký LHQ hoan nghênh tuyên bố nối lại đàm phán Mỹ-Triều Tiên

Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 30-6 (giờ New York) đã hoan nghênh tuyên bố về việc Triều Tiên và Mỹ nối lại đối thoại cấp làm việc. Tuyên bố này được đưa ra tại cuộc gặp cấp cao lần ba giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà Tự do ở Khu vực phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc diễn ra chiều ngày 30-6 (giờ Seoul).

Tai nạn máy bay ở Mỹ,10 người thiệt mạng

Nhà chức trách bang Texas (Mỹ) cho biết, toàn bộ 10 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay nhỏ ở sân bay Addison Municipal, ở ngoại ô phía bắc Dallas, Texas ngày 30-6.

Truyền thông quốc tế đưa tin Việt Nam và EU ký hai hiệp định thương mại và đầu tư

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Truyền thông quốc tế, trong đó có các tờ báo và hãng tin lớn, đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện này.

NATO cảnh báo về INF

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 26-6, Tổng Thư ký NATO G.Xtôn-ten-bớc thông báo, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO nhất trí sẽ phản ứng nếu Nga không trở lại tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). NATO sẽ xem xét tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát, cũng như các biện pháp phòng không nếu INF đổ vỡ. NATO cũng không loại trừ khả năng điều chỉnh hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa, nhằm đối phó những mối đe dọa tiềm tàng từ hệ thống tên lửa mới của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục