Nga không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, nhưng Moskva phải đảm bảo an ninh của mình.
Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra khi trả lời
phỏng vấn báo Corriere della Sera của Italy số ra ngày 4/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu với báo giới tại Moskva
ngày 20/6/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo nội dung cuộc phỏng vấn đăng tải trên trang web của Điện
Kremlin, Tổng thống Putin cho rằng Mỹ có ngân sách quốc phòng hơn 700 tỷ USD so
với ngân sách quốc phòng của Nga chỉ khoảng 48 tỷ USD. Tổng thống Putin nêu rõ:
"Đó là lý do tại sao chúng tôi rất khó phát triển các vũ khí và khí tài
tiên tiến để đáp trả với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng và các hành động tiêu
cực rõ ràng của Mỹ".
Ông Putin cho rằng không phải Nga mà chính là Mỹ đã bắt đầu phá vỡ
hệ thống an ninh quốc tế bằng hành động đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên
lửa đạn đạo năm 2002 - vốn được coi là "hòn đá tảng" của toàn bộ cấu
trúc kiểm soát vũ khí.
Nga đã tiếp cận với Mỹ hơn một lần, khuyến nghị rằng cả hai bên cần
giải quyết các vấn đề quan ngại liên quan Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm
trung (INF), nhưng đã bị Washington từ chối. Mỹ dường như không sẵn sàng thảo
luận về việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New
START) sẽ hết hạn từ đầu năm 2021 hoặc khả năng soạn thảo chi tiết một thỏa thuận
toàn diện mới.
Tổng thống Putin cho biết thêm, tháng 10/2018, Nga đã đề nghị Mỹ
đưa ra một tuyên bố chung về việc không chấp nhận một cuộc chiến tranh hạt nhân
và thừa nhận những hậu quả tàn phá của nó, nhưng không được Mỹ phản hồi.
Tổng thống Putin khẳng định: "Nga có ý chí chính trị trong thực
hiện việc này. Và giờ là lúc Mỹ phải đưa ra quyết định". Ông Putin cũng đã
nhắc lại quan điểm đó tại cuộc gặp mới đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở
Osaka, Nhật Bản.
TheoTTXVN
Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong đã kịch liệt lên án hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận người biểu tình và cho biết Chính quyền Hong Kong sẽ truy cứu trách nhiệm đến cùng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 30-6 (giờ New York) đã hoan nghênh tuyên bố về việc Triều Tiên và Mỹ nối lại đối thoại cấp làm việc. Tuyên bố này được đưa ra tại cuộc gặp cấp cao lần ba giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà Tự do ở Khu vực phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc diễn ra chiều ngày 30-6 (giờ Seoul).
Nhà chức trách bang Texas (Mỹ) cho biết, toàn bộ 10 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay nhỏ ở sân bay Addison Municipal, ở ngoại ô phía bắc Dallas, Texas ngày 30-6.
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Truyền thông quốc tế, trong đó có các tờ báo và hãng tin lớn, đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện này.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 26-6, Tổng Thư ký NATO G.Xtôn-ten-bớc thông báo, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO nhất trí sẽ phản ứng nếu Nga không trở lại tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). NATO sẽ xem xét tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát, cũng như các biện pháp phòng không nếu INF đổ vỡ. NATO cũng không loại trừ khả năng điều chỉnh hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa, nhằm đối phó những mối đe dọa tiềm tàng từ hệ thống tên lửa mới của Nga.
Châu Phi được Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá đi đầu trong công tác cứu trợ nhân đạo và là tấm gương tích cực cho nhiều nơi khác trên thế giới bởi nhiều nước ở "lục địa đen” đã có những chính sách rất cởi mở đối với người tị nạn. Nhất là trong các chiến dịch giải cứu người di cư.