Giới chức Mỹ chật vật đối phó vấn đề "phủ sóng” vaccine khi công tác tiêm chủng Covid-19 là nhiệm vụ khó khăn bởi nhiều người Mỹ từ chối tiêm vaccine do quan ngại tác dụng phụ.


Tiêm vaccine (Ảnh: Reuters)

Tại các khu vực chưa được tiêm chủng, số ca mắc mới tiếp tục tăng và đa số là nhiễm biến thể Delta. Ở các bang vùng sâu, vùng xa ở miền nam nước Mỹ, số ca nhập viện tăng do người dân từ chối tiêm chủng và nhiều liều vaccine đã hết hạn sử dụng. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã điện đàm với Tổng thống Mexico về việc mở cửa hoàn toàn biên giới đường bộ chung và việc hai nước hợp tác chống dịch. Nhằm tạo thuận lợi cho vấn đề này, Mexico thông báo Mỹ sẽ hỗ trợ thêm 8,5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho nước này.

Tại Canada, chính quyền tỉnh Quebec đông dân thứ hai của nước này thông báo, người dân muốn dùng bữa tại nhà hàng, đi quán bar, tập thể dục, hoặc tham dự lễ hội sẽ phải xuất trình "hộ chiếu vaccine” từ ngày 1/9 tới. Giới chức y tế Canada cảnh báo, dù hơn 60% người dân nước này đã được tiêm vaccine, song tỷ lệ lây nhiễm có thể tăng trở lại do sự xuất hiện của các biến thể.

Trước tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hối thúc 20 người có quyền lực trên thế giới đảo ngược tình trạng này trước tháng 10 tới. Đó là những người đứng đầu các công ty lớn liên quan vaccine ngừa Covid-19, các nước ký hợp đồng mua hầu hết vaccine và các nước sản xuất vaccine. Tại các nước có thu nhập cao, 104 liều được tiêm cho 100 người, song tỷ lệ này tại 29 nước có thu nhập thấp nhất, chỉ có 2 liều được tiêm cho 100 người.

Nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất và tăng hiệu quả của vaccine nhằm đối phó các biến thể mới. Bộ trưởng Y tế Nga công bố đánh giá mới nhất về hiệu quả của vaccine Sputnik V trong phòng, chống biến thể Delta, theo đó vaccine này có hiệu quả phòng bệnh khoảng 83%. Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Trung Quốc vừa phê duyệt việc thực hiện các thử nghiệm quy mô trong nước nhằm tiêm kết hợp vaccine CoronaVac sử dụng công nghệ bất hoạt của hãng Sinovac và một loại vaccine công nghệ DNA do công ty công nghệ sinh học Mỹ Inovio phát triển. 

Trong nỗ lực của Liên hiệp châu Âu (EU) hỗ trợ tiêm chủng ở các nước đối tác, Ủy ban châu Âu (EC) đã tăng gói viện trợ từ 40 triệu euro lên 75 triệu euro để triển khai các loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả cũng như tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng ở sáu quốc gia thuộc quan hệ Đối tác phía Đông. Đây là một phần trong phản ứng toàn cầu với Covid-19 của Nhóm châu Âu (Team Europe).


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục