Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 13/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 206.513.289 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.352.955 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 185,3 triệu người.


Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau vài tháng số ca mắc mới chững lại trên thế giới, biến thể Delta lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ, có tốc độ siêu lây nhiễm đang là thủ phạm khiến làn sóng dịch tại nhiều nước bùng phát trở lại. Nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước tới nay.

Thái Lan và Mexico đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại hai nước này. Ngày 13/8, Thái Lan ghi nhận thêm 23.418 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đã lên tới 863.189 ca, bao gồm 7.126 ca tử vong. Riêng số bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua là 184 người.

Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Mexico cho biết nước này đã ghi nhận 24.975 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.045.571 ca. Đến nay, Mexico có tổng cộng 246.811 bệnh nhân tử vong do COVID-19 sau khi ghi nhận thêm  608 ca tử vong trong ngày 12/8.

Ngoài Thái Lan, nhiều nước tại Đông Nam Á khác tiếp tục ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/8. Bộ Y tế Malaysia thông báo có thêm 21.468 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 1.363.683 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 277 ca, nâng số người không qua khỏi vì COVID-19 lên 11.968 người. 

Indonesia cùng ngày cũng ghi nhận 30.788 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 3.804.943 ca. Nước này cũng ghi nhận thêm 1.432 ca tử vong, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 115.096 ca.

Tại Philippines, ngày 13/8 Bộ Y tế (DOH) thông báo nước này có thêm 13.177 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1 năm ngoái. Hiện số ca mắc trên toàn quốc tại Philippines đã lên tới 1.713.302 ca. Số người tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 29.838 người sau khi có thêm 299 bệnh nhân không qua khỏi.

Trước nguy cơ dịch bùng phát mạnh, ngày 13/8, người phát ngôn Chính phủ Philippines Harry Roque thông báo nước này sẽ gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách đến từ Ấn Độ và 9 nước khác cho tới cuối tháng 8 này. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phê chuẩn đề xuất của lực lượng ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ về gia hạn lệnh cấm đối với du khách đến từ 10 nước từ ngày 16-31/8.

Cũng trong ngày 13/8, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt 20.000 ca/ngày. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc COVID-19, vượt qua mốc 5.042 ca mắc mới hôm 5/8. Trong tuần từ 7 - 13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155,7 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đợt bùng phát lần này là do biến thể Delta. Tỷ lệ biến thể Delta trong tổng số ca nhiễm ở hầu hết các địa phương đang tăng khá nhanh.


Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, bang New South Wales của Australia thông báo có 390 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, đánh dấu ngày có  số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng thấy. Giới chức Australia cảnh báo con số này có thể tăng trong vài ngày tới, bất chấp chính quyền bang đã áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Một đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn ở thành phố Sydney - thủ phủ bang New South Wales - đã thúc đẩy các vùng của Australia và bang lân cận thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại chưa từng có. Bang Western Australia trở thành bang mới nhất siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển từ bang New South Wales và thành phố Sydney - nơi ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 390 ca trong ngày 13/8.

Thủ hiến bang Western Australia, Mark McGowan cho biết từ ngày 17/8 tới, để được vào bang này, người dân sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, chứng nhận đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trải qua 14 ngày cách ly tại nhà và cài đặt ứng dụng theo dõi trên điện thoại của họ.

Cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum kêu gọi người dân nước này giảm thiểu đi du lịch trong kỳ nghỉ và đề nghị các công ty linh động cho nhân viên làm việc tại nhà, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4 đang trở nên nghiêm trọng và tình trạng thiếu vaccine ở nước này.

Liên quan tới vaccine ngừa COVID-19, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Mỹ thông báo đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer Inc và Moderna Inc làm liều tăng cường cho những người có hệ miễn dịch yếu. Trước đó, hãng sản xuất vaccine Pfizer cho biết hiệu quả vaccine phòng chống COVID-19 của hãng giảm dần theo thời gian, từ mức 96% trong 4 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, giảm còn 84% sau đó. Moderna cũng cho rằng cần tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh, đặc biệt biến thể Delta đã "chọc thủng" hàng rào bảo vệ ở những người đã tiêm chủng vaccine đầy đủ 2 mũi.

Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết 777 triệu công dân nước này đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, tương đương hơn một nửa dân số nước này. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc công bố thông tin về số người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.


Theo TTXVN

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục