Ngày 17/8 (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), phong trào Hồi giáo Taliban đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi giành chính quyền tại Afghanistan, trong đó cam kết nhiều vấn đề được đánh giá là đổi mới và mang lại hy vọng cho tương lai của quốc gia Trung Nam Á này.
Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid tại buổi họp báo đầu tiên sau khi phong trào này giành quyền kiểm soát Afghanistan ngày 17/8 tại Kabul. Ảnh: India Today
Phát biểu tại buổi họp báo diễn ra ở thủ đô Kabul, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid thông báo lực lượng này đang nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul và toàn bộ lãnh thổ và các đường biên giới của Afghanistan; khẳng định cuộc chiến tranh tại nước này đã kết thúc và nhiệm vụ quan trọng hiện nay của Taliban là ổn định tình hình và thành lập một chính phủ.
Người phát ngôn Zabihullah Mujahid đưa ra nhiều cam kết cho đất nước Afghanistan trong tương lai nằm dưới sự lãnh đạo của Taliban. Đặc biệt, đại diện của Taliban cam kết sẽ tôn trọng các quyền của phụ nữ phù hợp với luật Hồi giáo, trẻ em được tự do tới trường và "ân xá” cho tất cả kẻ thù, trong đó có các quan chức chính quyền cũ được phương Tây hậu thuẫn; các nhà thầu, phiên dịch viên làm việc cho các lực lượng quốc tế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Taliban đồng thời kêu gọi tất cả các quan chức chính phủ trở lại làm việc bình thường.
Ông Mujahid nhấn mạnh Taliban mong muốn xây dựng mối quan hệ hòa bình với các quốc gia khác, không muốn có "thù trong, giặc ngoài”; phụ nữ sẽ được phép làm việc tại công sở, học tập và sẽ "tham gia tích cực trong xã hội”. Khi được hỏi liệu phụ nữ có được phép làm việc trong lĩnh vực truyền thông hay không, ông Mujahid trả lời rằng hãy chờ đợi chính phủ được thành lập và luật pháp được ban hành, sau đó "chúng ta có thể tuân theo luật pháp và những quy định đó". Người phát ngôn Mujahid cho biết báo chí có thể vẫn được phép hoạt động tự do và độc lập tại Afghanistan, song phải phù hợp với "nền văn hóa của chúng tôi”.
Bên cạnh đó, người phát ngôn Taliban cũng đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng lãnh thổ Afghanistan sẽ không được sử dụng để chống lại bất kỳ bên nào và không để quốc gia Trung Nam Á này trở thành nơi chứa chấp các tổ chức khủng bố.
Ông Mujahid tuyên bố Taliban sẽ nỗ lực thành lập một chính phủ toàn diện tại Afghanistan và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động tái thiết đất nước. Ông nói rằng Afghanistan muốn có mối quan hệ tốt với tất cả các bên để phát triển kinh tế và có được sự thịnh vượng, đồng thời cam kết Taliban sẽ chấm dứt mọi hoạt động trồng và sản xuất thuốc phiện.
Liên quan tới Mỹ, Suhail Shaheen, thành viên văn phòng đại diện chính trị của Taliban tại Qatar, tuyên bố Taliban khuyến cáo rằng các quân nhân Mỹ tại Afghanistan phải rút hết khỏi nước này trước ngày 11/9 tới (thời điểm đúng tròn 20 năm ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ). Theo ông Shaheen, các tay súng Taliban thời điểm này cam kết không tấn công quân nhân Mỹ và mục tiêu trước mắt của Taliban là đảm bảo an ninh trật tự, tránh xảy ra hỗn loạn xung quanh Sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Mỹ sẽ chỉ công nhận một chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng nữ quyền và không tham gia những phong trào cực đoan như Al-Qaeda.
Phát biểu trước báo giới, ông Ned Price nêu rõ: "Quan điểm của chúng tôi đối với bất cứ chính quyền tương lai nào tại Afghanistan sẽ phụ thuộc vào những hành động của chính quyền đó, mà cụ thể là những hành động của Taliban… Chính quyền Afghanistan tương lai phải bảo vệ những quyền cơ bản của còn người, trong đó có nữ quyền, và không chứa chấp các phần tử khủng bố”. Ông cũng lưu ý rằng đặc phái viên Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad đã có mặt tại cơ quan ngoại giao của Taliban tại Qatar và các quan chức Mỹ đã thảo luận với Taliban.
Ngày 16/8, Đại sứ Nga tại Afghanistan lên tiếng đánh giá cao các động thái của Taliban trong 24 giờ đầu tiên sau khi lực lượng này giành quyền kiểm soát từ Chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani. Theo hãng tin Reuters (Anh), phát biểu với đài phát thanh "Tiếng vọng Moskva" hôm 16/8, Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov cho rằng ông ấn tượng với cách hành xử của Taliban trong ngày đầu tiên nắm quyền. Ông mô tả cách tiếp cận tình hình của họ là "tốt, tích cực và đâu ra đấy”. "Tình hình khá yên ổn, tốt đẹp và bầu không khí trong thành phố đã lắng xuống. Tình hình ở Kabul dưới quyền Taliban còn tốt hơn dưới thời Tổng thống Ashraf Ghani”, ông Zhirnov cho biết.
Ngày 15/8, Taliban đã dễ dàng giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, lật đổ chính phủ nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong gần 2 thập kỷ qua. Taliban đã áp đặt những quy định hà khắc đối với phụ nữ khi lực lượng này cầm quyền tại Afghanistan từ năm 1996-2001, bao gồm việc ngăn cấm được học hành.
Tuy nhiên, thông tin do người phát ngôn của Taliban đưa ra tại cuộc họp báo nói trên khiến giới quan sát quốc tế bất ngờ. Những tuyên bố này mở ra hy vọng về một giai đoạn chuyển tiếp êm thấm và một tương lai cởi mở hơn tại đất nước này.
Theo Baotintuc
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 533.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.400 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 207 triệu ca, trong đó trên 4,36 triệu ca tử vong.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 13/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 206.513.289 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.352.955 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 185,3 triệu người.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 655.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 206 triệu ca, trong đó trên 4,34 triệu ca tử vong.
Pháp đang đối mặt làn sóng dịch thứ tư do biến thể Delta gây ra khiến sáu vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp phải áp dụng tình trạng khẩn cấp. Mặc dù đang kỳ nghỉ hè, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải triệu tập Hội đồng bộ trưởng họp bằng cầu truyền hình, để bàn việc ban bố sắc lệnh về tình trạng dịch bệnh khẩn cấp ở quần đảo Polynésie.
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại điểm nóng Mỹ Latin và Caribe chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, nhất là với sự xuất hiện của biến thể vi-rút Delta, buộc chính phủ các quốc gia trong khu vực phải khẩn trương triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn.
Giới chức Mỹ chật vật đối phó vấn đề "phủ sóng” vaccine khi công tác tiêm chủng Covid-19 là nhiệm vụ khó khăn bởi nhiều người Mỹ từ chối tiêm vaccine do quan ngại tác dụng phụ.