Ngày 16/8, Cơ quan Bảo vệ dân sự Haiti tiếp tục cập nhật số thương vong do động đất gây ra, với 1.297 người thiệt mạng và khoảng 5.700 người bị thương.
Hàng trăm nhà ở tại Haiti bị sập sau trận động đất ngày 14/8. (Ảnh: Reuters)
Trận động đất mạnh 7,2 độ xảy ra vào thứ Bảy tuần trước đã tàn phá hàng nghìn nhà ở và tòa nhà tại quốc gia vùng Caribbean này. Nhiều bệnh viện, trường học, nhà thờ và khách sạn đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng.
Cơ quan Bảo vệ dân sự Haiti cho biết, số người chết đã lên tới 1.297, trong khi các bệnh viện đến nay đã điều trị cho khoảng 5.700 người bị thương.
Khu vực tây nam Haiti, đặc biệt là trấn Les Cayes và vùng lân cận, là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của trận động đất này.
Sau khi tới Les Cayes, Thủ tướng Haiti Ariel Henry cho biết: "Chúng ta phải cùng nhau ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với tình trạng rất nghiêm trọng này".
Lực lượng cứu nạn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp dưới đống đổ nát do động đất gây ra trước khi bão nhiệt đới đổ bộ vào nước này. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng đang khẩn trương viện trợ cho Haiti.
Theo Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID), nước này đã huy động các nguồn cung thiết yếu và điều đội tìm kiếm và cứu nạn cùng thiết bị chuyên dụng tới hỗ trợ Haiti.
Tại sân bay ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, nhiều nhân viên cứu trợ quốc tế, bác sĩ và nhân viên cứu nạn đang đợi để lên chuyến bay tới Les Cayes.
Tuy nhiên, các nỗ lực cứu nạn và viện trợ có thể sẽ gặp khó khăn do bão nhiệt đới Grace. Theo dự báo, cơn bão sẽ đổ bộ vào Haiti cùng với mưa lớn trong ngày 16/8. Trung tâm Dự báo bão quốc gia (NHC) của Mỹ cảnh báo, một số khu vực của Haiti có nguy cơ xuất hiện lũ quét.
Theo Nhandan.com.vn
Pháp đang đối mặt làn sóng dịch thứ tư do biến thể Delta gây ra khiến sáu vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp phải áp dụng tình trạng khẩn cấp. Mặc dù đang kỳ nghỉ hè, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải triệu tập Hội đồng bộ trưởng họp bằng cầu truyền hình, để bàn việc ban bố sắc lệnh về tình trạng dịch bệnh khẩn cấp ở quần đảo Polynésie.
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại điểm nóng Mỹ Latin và Caribe chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, nhất là với sự xuất hiện của biến thể vi-rút Delta, buộc chính phủ các quốc gia trong khu vực phải khẩn trương triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn.
Giới chức Mỹ chật vật đối phó vấn đề "phủ sóng” vaccine khi công tác tiêm chủng Covid-19 là nhiệm vụ khó khăn bởi nhiều người Mỹ từ chối tiêm vaccine do quan ngại tác dụng phụ.
Trước Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về lương thực dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng. Giới chức LHQ cảnh báo rằng, một "đại dịch đói” có thể tồi tệ hơn đại dịch Covid-19.
Liên minh châu Âu sẽ "chưa sẵn sàng và không có năng lực để ứng phó với một cuộc khủng hoảng di cư lớn nữa,” Bộ trưởng Nhập cư Hy Lạp Notis Mitarachi khẳng định ngày 11/8.
Nội dung bức thư cũng nêu rõ Mỹ hiện có hơn 55 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự trữ, trong khi tốc độ tiêm phòng của nước này hiện chỉ khoảng 900.000 liều/ngày.