Theo Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ Francis Collins, do sự lây lan của biến thể Delta, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận hằng ngày tại Mỹ có thể vượt 200.000 ca trong vài tuần tới.

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 17/8 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 464.830 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới lên 208.524.410 ca, trong đó có 4.382.000 ca tử vong và 187.007.919 ca đã được chữa khỏi.

Bệnh nhân COVID-19 được nhân viên y tế chăm sóc, động viên khi nằm điều trị tại bệnh viện ở Houston, bang Texas, Mỹ (Ảnh: Getty Images)

Theo Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ Francis Collins, do sự lây lan của biến thể Delta, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận hằng ngày tại Mỹ có thể vượt 200.000 ca trong vài tuần tới. Theo ông Collins, Mỹ đang lâm vào khủng hoảng khi có tới 90 triệu người vẫn chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 và việc số ca nhiễm mới quay trở lại mốc 200.000 ca/ngày là hiện thực phải đối mặt. Ông Collins còn bày tỏ quan ngại về thực trạng số bệnh nhi COVID-19 nhập viện điều trị tăng mạnh, hiện đã lên tới gần 2.000 ca, trong đó có nhiều ca đang phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đáng báo động, trong đó có cả những bệnh nhi dưới 4 tuổi. Ông cho biết đã có ít nhất 400 trẻ em tử vong tại Mỹ trong đại dịch COVID-19.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới là 61.869, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 37.621.655 ca, trong đó 638.124 ca đã tử vong.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới ghi nhận ở Ấn Độ trong ngày 16/8 - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch có chiều hướng giảm, với 24.725 ca. Tổng số ca nhiễm tại nước này 32.249.900 ca, trong đó 432.112 ca đã tử vong.

Brazil vẫn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 20.378.570 ca và số ca tử vong là 569.492 ca. Đứng thứ tư về số ca nhiễm là Nga với 6.621.601 ca, trong đó 171.305 ca đã tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở quốc gia này là 20.765 ca.

Với 6.476.864 ca nhiễm, Pháp theo sát Nga là quốc gia đứng thứ năm thế giới về số ca nhiễm, trong đó 112.753 ca tử vong. Ngày hôm qua, nước này ghi nhận 5.829 ca nhiễm mới.  

Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (66.272.508 ca), vượt xa châu Âu  (53.417.640 ca). Tiếp đến là Bắc Mỹ với 45.031.199 ca  và Nam Mỹ với 36.319.183 ca. Châu Phi (7.353.278 ca) và châu Đại Dương (129.881 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nước châu Á. Iran ghi nhận thêm 41.194 ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ qua, đây là nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong khu vực. Trong khi đó, một số nước cũng ghi nhận số ca mắc mới cao trong 24 giờ qua là Malaysia (19.740 ca), Nhật Bản (17.836 ca),  Indonesia (17.384 ca), Philippines (14.610 ca),…

Giới chức Lào đã quyết định gia hạn việc đóng cửa các trường học tại thủ đô Viêng Chăn. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 10.441 ca, trong đó có 9 người tử vong. Ngày hôm qua, Lào ghi nhận thêm 349 ca mắc COVID-19.

Tại Campuchia, số ca mới tăng ngày thứ ba liên tiếp sau khi biên giới Campuchia-Thái Lan mở cửa trở lại ngày 13/8 và điều này đồng nghĩa với việc chuỗi hai tuần giảm ca mắc COVID-19 trước đó đã chấm dứt. Theo đó, Campuchia thông cáo xác nhận có thêm 21 ca tử vong và 593 ca mới trong 24 giờ qua, trong đó có 236 ca nhập cảnh – mức cao nhất kể từ khi biên giới Campuchia-Thái Lan mở cửa trở lại và con số này dự kiến còn tăng mạnh hơn trong những ngày tới. Tính đến ngày 16/8, Campuchia ghi nhận 86.041 ca mắc COVID-19, trong đó 81.202 người đã hồi phục và 1.704 người tử vong.

Trong khi đó, Thái Lan đã gia hạn phong tỏa đến cuối tháng này đối với 29 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3. Tuy nhiên, các chi nhánh ngân hàng và văn phòng tài chính phi ngân hàng tại các trung tâm thương mại sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 18/8 cho đến cuối tháng. Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan ngày 16/8 xác nhận rằng lệnh phong tỏa vẫn sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 31/8 tại các tỉnh được khoanh vùng đỏ sẫm do sự gia tăng liên tục của các ca mắc COVID-19, trong đó có cả thủ đô Bangkok. Ngày 16/8, Thái Lan cho biết nước này có thêm 21.157 ca mới và 128 ca tử vong trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch lên 928.314 ca, trong đó có 7.734 người không qua khỏi./.

                                                                             Theo báo Đảng Cộng Sản

Các tin khác


Toàn thế giới đã ghi nhận trên 206,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 13/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 206.513.289 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.352.955 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 185,3 triệu người.

COVID-19 tới 6h sáng 13/8: Thế giới vượt 206 triệu ca mắc; Nga lần đầu có trên 800 ca tử vong/ngày

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 655.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 206 triệu ca, trong đó trên 4,34 triệu ca tử vong.

Pháp đối mặt làn sóng dịch thứ tư

Pháp đang đối mặt làn sóng dịch thứ tư do biến thể Delta gây ra khiến sáu vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp phải áp dụng tình trạng khẩn cấp. Mặc dù đang kỳ nghỉ hè, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải triệu tập Hội đồng bộ trưởng họp bằng cầu truyền hình, để bàn việc ban bố sắc lệnh về tình trạng dịch bệnh khẩn cấp ở quần đảo Polynésie.

Mỹ Latin và Caribe ứng phó biến thể Delta

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại điểm nóng Mỹ Latin và Caribe chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, nhất là với sự xuất hiện của biến thể vi-rút Delta, buộc chính phủ các quốc gia trong khu vực phải khẩn trương triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn.

Mỹ chật vật “phủ sóng” vaccine

Giới chức Mỹ chật vật đối phó vấn đề "phủ sóng” vaccine khi công tác tiêm chủng Covid-19 là nhiệm vụ khó khăn bởi nhiều người Mỹ từ chối tiêm vaccine do quan ngại tác dụng phụ.

“Đại dịch đói” có thể tồi tệ hơn đại dịch Covid-19

Trước Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về lương thực dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng. Giới chức LHQ cảnh báo rằng, một "đại dịch đói” có thể tồi tệ hơn đại dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục