Quân đội Mỹ muốn sử dụng các tàu vũ trụ Starship của nhà tỷ phú Elon Musk để triển khai một lực lượng phản ứng nhanh.


Tàu vũ trụ Starship của tập đoàn SpaceX tại Boca Chica, bang Texas.

Theo một báo cáo nội bộ của quân đội công bố ngày 20/6, kịch bản triển khai lực lượng giải cứu tại một đại sứ quán Mỹ ở châu Phi bịtấn công khủng bố là một trong những nhiệm vụ mà quân đội Mỹ muốn sử dụng tàu vũ trụ Starship.

Trước đó, tập đoàn SpaceX và Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ (TRANSCOM) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác vào năm 2020, song tính đến thời điểm hiện tại, các tàu Starships gần như chưa sẵn sàng cho các hoạt động thực tế.

Với Starship, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ tham vọng triển khai máy bay vận tải C-17 hoặc một chiếc xe tăng M1 Abrams tới "bất cứ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đầy một giờ”.

Một phi đội quân sự Starship có thể mang tớigiải pháp thay thế cho công tác vận tải hậu cầntại Thái Bình Dương hoặc đưa các phương tiện, thiết bị xây dựng và những thiết bị kháctới bất kỳ đâu trên thế giới trong thời gian ngắn để Không quân Mỹ có thể nhanh chóng thiết lập căn cứ quân sự.

Ông John Ross, người phát ngôn của TRANSCOM, cho biết quân đội Mỹ tin rằng lực lượng phản ứng nhanh bằng tên lửa sẽ khả thi trong vòng 5-10 năm tới.

Tàu vũ trụ Starship vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tháng 5/2021, nguyên mẫu của tàu đã hạ cánh thành công lần đầu tiên sau loạt thử nghiệm thất bại. Ngoài những thách thức về kỹ thuật, Giám đốc điều hành Elon Musk còn gặp khó khăn với quá trình xin giấy phép phóng thử nghiệm tại Texas.

Tuần trước, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã phê duyệt những đánh giá cuối cùng về môi trường đối với chương trình tên lửa và tàu vũ trụ Starship. FAA nhận thấy dự án Starship của SpaceX không có tác động đáng kểđến môi trường xung quanh nhưng cơ quan này vẫn đặt ra một số hạn chế đối với việc phóng và các bước cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường.


Theo Baotintuc

Các tin khác


EU khó dựa vào Israel giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 vừa qua. Nhưng nguồn cung khí đốt từ Israel khó có thể lấp đầy "khoảng trống" lớn về nguồn cung năng lượng do Nga để lại.

Israel ngừng cấp thêm giấy phép nhập cảnh cho người Palestine

Ngày 19/6, Văn phòng Thủ tướng Israel thông báo nước này đã tạm dừng kế hoạch cấp thêm giấy phép lao động cho người Palestine ở Dải Gaza sau khi xảy ra xung đột vũ trang giữa hai bên.

Liên hợp quốc cảnh báo số người di cư tăng

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi

Vùng Sừng châu Phi đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng khi khu vực này có nguy cơ tiếp tục đối mặt tình trạng khô hạn vào cuối năm nay, đây là năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng này, bất chấp việc đây là thời điểm mùa mưa hằng năm. Thời tiết khắc nghiệt đe dọa gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực, với ít nhất 18,4 triệu người thiếu ăn, trong đó hơn 7,1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.

Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới có thể chậm lại trong 2023

Một đại diện của OPEC và một nguồn thạo tin cho biết, tổ chức này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới ở mức tối đa là 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tức là tăng khoảng 2%.

Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu

Theo nghị quyết của Chính phủ Ukraine, than đá, dầu nhiên liệu và khí đốt được sản xuất trong nước thuộc danh mục các loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu trong thời gian xảy ra xung đột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục