Ngày 29/6, hãng dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ và công ty dược phẩm đối tác BionTech SE của Đức đã công bố hợp đồng cung cấp vaccine ngừa COVID-19 trị giá 3,2 tỷ USD cho Chính phủ Mỹ. Theo đó, hai hãng dược phẩm này sẽ chuyển giao 105 triệu liều vaccine loại này cho Mỹ muộn nhất là cuối Hè năm nay.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em ở độ tuổi 5-11 tại Southfield, Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hợp đồng, Pfizer/BioNTech SE sẽ chuyển cả vaccine cải tiến đặc ngừa biến thể Omicron cho Mỹ dù loại vaccine do hai hãng phát triển này vẫn đang trong quá trình đánh giá để cơ quan chức năng Mỹ cấp phép lưu hành. Giá trung bình 1 liều vaccine này là hơn 30 USD, tăng hơn 50% so với giá 19,50 USD/liều vaccine ngừa COVID-19 mà Chính phủ Mỹ trả cho hãng theo hợp đồng ban đầu.
Omicron đã trở thành biến thể gây lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ từ mùa Đông năm ngoái và Pfizer/BioNTech cũng là liên doanh đi đầu trong việc sản xuất loại vaccine đặc ngừa Omicron.
Trước đó, cùng ngày, các cố vấn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã khuyến nghị cần cải tiến thành phần trong các liều vaccine tăng cường vào mùa Thu năm nay để chống lại các biến thể phụ (BA.5) của Omicron đang lây lan nhanh và có nguy cơ trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ.
Hợp đồng mới này sẽ thúc đẩy doanh số bán vaccine năm 2022 của Pfizer/BioNTech. Dự báo doanh số bán vaccine ngừa COVID-19 của hãng trong năm nay đạt 32 tỷ USD.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước này đã phân phối trong nước gần 450 triệu liệu vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech kể từ khi vaccine này được cấp phép lưu hành vào tháng 12/2020, trong đó hơn 350 triệu liều đã được tiêm chủng cho người dân.
Theo TTXVN
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/6 nhận định bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu thô đã tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng dầu của Iran có thể thay thế một số nguồn năng lượng của Nga đang bị tẩy chay và người ta đã thấy xuất hiện tín hiệu tích cực về đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Châu Âu từ lâu đã từ chối các thỏa thuận dài hạn với Qatar về năng lượng, nhưng xung đột ở Ukraine đang buộc họ phải thay đổi thái độ.
Trưa 26/6 (giờ địa phương), Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền nam nước Ðức.
Ông John Kirby, Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngày 25/6 nhấn mạnh Washington vẫn tin tưởng về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Ngày 25/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cơ quan đại diện ngoại giao tại Argentina là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tổ chức hội chợ Bazar hàng năm nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước sở tại.