Ngày 27/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.


Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung cấp năng lượng cho EU trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.

Theo phóng viên TTXVN tại EU, phát biểu hôm 27/6 tại cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng EU ở Luxembourg, Bộ trưởng Chuyển tiếp Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết nhờ các cuộc đàm phán được thực hiện trong vòng chưa đầy hai tháng, EU hiện đã có một công cụ yêu cầu mỗi quốc gia thành viên bắt đầu thời kỳ Mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ giữa các nước. Bà Agnès Pannier-Runacher hoan nghênh quy chế hoạt động này, giúp tăng cường khả năng phục hồi năng lượng của châu Âu và tình đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.

Theo quy định, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước khi bắt đầu Mùa Đông 2022-2023 và đến 90% trước khi bắt đầu giai đoạn Mùa Đông tiếp theo. Ở cấp độ chung, EU sẽ phấn đấu đạt mức lấp đầy 85% tổng công suất các kho chứa khí đốt dưới lòng đất vào năm 2022.

Do khả năng dự trữ khí đốt và tình hình quốc gia khác nhau rất nhiều, các quốc gia thành viên có thể đạt được một phần các mục tiêu dự trữ bằng cách kiểm đếm các kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc nhiên liệu thay thế. Để tính đến tình hình của các quốc gia thành viên có khả năng lưu trữ rất lớn so với tiêu thụ khí đốt ở mức độ quốc gia của họ, nghĩa vụ lấp đầy các kho dự trữ dưới lòng đất sẽ được giới hạn ở mức 35% lượng tiêu thụ khí đốt trung bình hàng năm của các quốc gia đó trong năm năm qua.

Đối với một số quốc gia thành viên không có các cơ sở lưu trữ trên lãnh thổ của mình, họ bắt buộc phải lưu trữ 15% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm trong kho dự trữ tại các quốc gia khác và do đó có thể tiếp cận với nguồn dự trữ khí đốt tại các quốc gia thành viên khác. Cơ chế này sẽ giúp tăng cường an ninh nguồn cung cấp khí đốt đồng thời chia sẻ gánh nặng tài chính trong việc lấp đầy các công suất lưu trữ của EU.

Theo quy định này, việc cấp giấy chứng nhận bắt buộc cho tất cả các nhà khai thác các địa điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên liên quan. Chứng nhận nhằm mục đích tránh các rủi ro tiềm ẩn của ảnh hưởng bên ngoài đối với cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng có thể gây nguy hiểm cho an ninh của nguồn cung cấp năng lượng của EU, hoặc bất kỳ lợi ích an ninh thiết yếu nào khác. Quy trình chứng nhận tăng tốc được lên kế hoạch cho các vị trí lưu trữ có dung lượng lớn hơn 3,5 TWh và đã được lấp đầy ở mức thấp hơn mức lấp đầy trung bình của Liên minh vào năm 2020 và 2021.

Các nghĩa vụ lấp đầy dung lượng lưu trữ sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2025, trong khi nghĩa vụ chứng nhận của nhà điều hành hàng tồn kho sẽ tiếp tục sau ngày này. Quy định dự kiến việc cấp phép chuyển hướng cho Cộng hòa Chyprus, Malta và Ireland, miễn là các quốc gia này không được kết nối trực tiếp với hệ thống khí đốt của các quốc gia thành viên khác.


Theo TTXVN

Các tin khác


G7 tìm cách thức phản ứng chung với lạm phát

Trưa 26/6 (giờ địa phương), Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền nam nước Ðức.

Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran

Ông John Kirby, Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngày 25/6 nhấn mạnh Washington vẫn tin tưởng về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Các nước ASEAN quảng bá văn hóa truyền thống tại hội chợ Bazar ở Argentina

Ngày 25/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cơ quan đại diện ngoại giao tại Argentina là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tổ chức hội chợ Bazar hàng năm nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước sở tại.

Liên hợp quốc: Số người Ukraine bị ly tán, mất nhà cửa đã vượt quá ở Syria

Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.

Bắc Kinh thông báo mở lại trường học do số ca mắc COVID-19 giảm

Sở giáo dục thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc ngày 25/6 thông báo sẽ mở cửa trở lại trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang giảm dần ở thành phố thủ đô quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển sẽ thỏa hiệp trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO?

Bất chấp sự can thiệp của Tổng thư ký NATO, rất khó để tạo ra sự đột biến giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển vào cuối tháng 6 này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục