Châu Âu từ lâu đã từ chối các thỏa thuận dài hạn với Qatar về năng lượng, nhưng xung đột ở Ukraine đang buộc họ phải thay đổi thái độ.


Qatar đang định vị mình trở thành nhà đảm bảo khí đốt khẩn cấp cho EU. Ảnh: AFP

Qatar gần đây đã ký các thỏa thuận lớn với tập đoàn dầu khí đa quốc gia Pháp TotalEnergies và công ty dầu và khí đốt Italy Eni để mở rộng dự án LNG lớn nhất thế giới, đồng thời đang tự định vị mình là nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu.

Cụ thể, sau khi ký kết tuyên bố ý định hợp tác năng lượng với Đức nhằm trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chính của nước này trong tương lai, Qatar đã ký kết thêm các thỏa thuận đối tác riêng biệt với TotalEnergies của Pháp và Eni của Italy về việc mở rộng dự án "North Field East" (hay còn gọi là "Dome") trị giá 30 tỷ USD, một trong số dự án LNG lớn nhất thế giới.

Theo tuyên bố từ Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi, tập đoàn dầu khí của Pháp sẽ có 6,25% cổ phần trong dự án. Bộ trưởng al-Kaabi cho biết tập đoàn năng lượng lớn của Pháp sẽ giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên hơn 60% vào năm 2027.

Về phần mình, Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanne, tuyên bố số cổ phần của công ty sẽ được tập trung đầu tư cho một cơ sở hóa lỏng của dự án và thỏa thuận lớn nhất của công ty với Qatar sẽ giúp bù đắp cho việc công ty rút khỏi Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.

Việc TotalEnergies và Eni là hai công ty dầu khí quốc tế lớn đầu tiên được chọn với vai trò quan trọng trong dự án trọng điểm này không chỉ phản ánh năng lực của họ trong hoạt động khai thác dầu khí, mà còn cho thấy Qatar có thể trở thành nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu, do những hạn chế về cung năng lượng phát sinh từ lệnh cấm năng lượng từ Nga của phương Tây.

Đối với Qatar, việc tăng cường các thỏa thuận cung cấp cho châu Âu nhằm lấp "chỗ trống" nguồn cung cấp dầu (và khí đốt) của Nga trong tương lai là một chiến lược đúng đắn xét về mặt ý chí chính trị và duy trì sự hỗ trợ tài chính cho dự án Dome của họ.

Với việc các quốc gia châu Âu đang tăng cường tìm các giải pháp thay thế cho dầu và khí đốt của Nga, LNG từ North Field East dự kiến ​​sẽ là một lựa chọn cho các nước EU. North Field East ước tính có khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới.

Bill Farren-Price, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí vĩ mô tại công ty tư vấn năng lượng Enverus, cho biết sự mở rộng của Qatar "khẳng định vị thế của nước này như "một nhà lãnh đạo" trong ngành công nghiệp khí đốt".

Theo chuyên gia Bill Farren-Price, với nguồn cung khí đốt trên toàn cầu bị thắt chặt trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu giảm, LNG là thành phần quan trọng và ngày càng tăng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và Qatar quyết tâm tận dụng nguồn dự trữ ở North Field East của mình để thu thêm lợi nhuận thông qua thương vụ này. 

"Quan hệ đối tác với TotalEnergies củng cố mối quan hệ đối tác chính trị của Doha với các cường quốc phương Tây trong khi cung cấp cho Qatar nhiều lựa chọn tiếp thị hơn", chuyên gia Bill Farren-Price nói.

Qatar là một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới, cùng với Mỹ và Australia. Hàn Quốc. Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường chính cho LNG của Qatar, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng tấn công châu Âu vào năm ngoái, nước này đã giúp Anh có thêm nguồn cung và ký một thỏa thuận hợp tác với Đức.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục