Trưa 26/6 (giờ địa phương), Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền nam nước Ðức.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Ðức gặp song phương bên lề Hội nghị cấp cao G7. (Ảnh AP)
Theo TTXVN, Thủ tướng Ðức Olaf Scholz (Ô.Sôn) cùng phu nhân đã chào đón lãnh đạo cùng phu nhân các nước còn lại trong Nhóm G7 cũng như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (U.Lây-en) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (S.Mi-sen) theo nghi thức lễ tân, sau đó các nhà lãnh đạo vào bàn hội đàm kín.
Chủ đề chính trong ngày đầu của Hội nghị cấp cao G7 là tình hình kinh tế thế giới, trong đó các nhà lãnh đạo thảo luận nhằm tìm kiếm cách thức phản ứng chung đối với vấn đề lạm phát và mối đe dọa suy thoái. Ðối với vấn đề bảo vệ khí hậu, G7 thảo luận về đề xuất hình thành một câu lạc bộ khí hậu cho tất cả những quốc gia đặt mục tiêu trung hòa các-bon vào giữa thế kỷ. Một chủ đề khác là chính sách đối ngoại và an ninh, trong đó các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về việc gia tăng sức ép với Nga liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Ngày 26/6, trước giờ khai mạc Hội nghị cấp cao G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) có cuộc gặp riêng với Thủ tướng Ðức Olaf Scholz để thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó nổi bật là tình hình ở Ukraine. Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp, hai bên nhấn mạnh sự đoàn kết của phương Tây liên quan tới tình hình ở Ukraine; khẳng định, phương Tây phải tiếp tục sát cánh cùng nhau trong vấn đề này. Tổng thống Biden cảm ơn Thủ tướng Scholz vì vai trò của Ðức trong việc ứng phó cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson (B.Giôn-xơn) cho biết, bốn quốc gia thành viên của Nhóm G7 sẽ cấm nhập khẩu vàng từ Nga nhằm ngăn chặn các nhà tài phiệt Nga mua kim loại quý này để tránh lệnh trừng phạt. Theo đó, nhà lãnh đạo Anh thông báo, Anh sẽ cùng Mỹ, Nhật Bản và Canada phối hợp cho lệnh cấm nêu trên. Năm 2021, xuất khẩu vàng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, đạt 15,5 tỷ USD.
Ðể bảo đảm an toàn cho Hội nghị cấp cao G7, hàng nghìn cảnh sát tại Ðức đã được triển khai làm nhiệm vụ. Trong thời gian diễn ra hội nghị, cảnh sát không được nghỉ phép và phải bảo đảm an ninh từ sân bay Munich tới lâu đài Elmau. Một màn hình giám sát an ninh rộng 40m2 luôn có khoảng 100 cảnh sát túc trực suốt ngày đêm để có thể tham gia điều phối và giải quyết kịp thời mọi tình huống.
Theo Báo Nhân Dân
Bất chấp sự can thiệp của Tổng thư ký NATO, rất khó để tạo ra sự đột biến giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển vào cuối tháng 6 này.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.
Ngày 23/6, Giám đốc điều hành Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét Peter Sands cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine có thể sẽ làm hàng triệu người trên thế giới thiếu ăn khiến họ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, từ đó có thể gây ra một thảm họa y tế mới trên toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trang mạng laotiantimes.com ngày 23/6 đưa tin Thái Lan đang thảo luận với Lào và Việt Nam về việc mở các tuyến xe buýt mới kết nối các điểm đến nổi tiếng của 3 nước này.
Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Khẩn cấp (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) diễn ra ngày 23/6, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tất cả các nước trên thế giới cần tăng cường năng lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, đẩy mạnh việc giám sát, truy vết và cách ly đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine không phải là "nguyên nhân chính” gây ra lạm phát Mỹ.