Phụ thuộc nhiều vào khí đốt khiến ngành hóa chất rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương khi thiếu hụt nguồn cung.
Trung tâm sản xuất của BASF đặt tại Ludwigshafen, Đức. Ảnh: AP
Trong nhiều năm qua, BASF SE, một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, xây dựng mô hình doanh nghiệp dựa trên nền tảng nguồn khí đốt dồi dào, giá rẻ do Nga cung cấp. Đây là nguồn nhiên liệu để phát điện và là nguyên liệu thô để chế tạo một số sản phẩm có trong thành phần kem đánh răng, thuốc y tế cho tới xe hơi.
Việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt nổi lên là mối đe dọa lớn đối với trung tâm sản xuất của BASF đặt ở vùng Ludwigshafen, với tổng số số 200 nhà máy, tạo thành khu phức hợp hóa chất lớn nhất thế giới. Đầu tháng này, Nga thông báo quyết định giảm 60% khí đốt cấp cho Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Ngay lập tức giới lãnh đạo điều hành BASF đã tính đến một giải pháp được coi là "không tưởng” chỉ vài tháng trước đây: xem xét đóng cửa hoạt động của tổ hợp nếu nguồn cung khí đốt bị cắt mạnh hơn.
Nguy cơ không chỉ nhằm vào BASF và 39.000 nhân viên của công ty tại Đức. BASF cùng nhiều tập đoàn hóa chất khác đứng ở mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng công nghiệp then chốt nhất, mà bất kỳ đứt gãy nào cũng tạo ra những rúng động ngoài ngành này, đe dọa kinh tế châu Âu tại thời điểm lạm phát tăng cao, tăng trưởng suy giảm. Đơn cử, thiếu sản lượng amonia do BASF chế tạo – một chất thiết yếu đối với phân bón, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sau mỗi đời chính phủ tại Đức lên nắm quyền, mức độ phụ thuộc của Berlin vào khí đốt Nga lại tăng lên. Lý do là Đức tiến đến giải pháp đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, đặt ra lộ trình chấm dứt nhiệt điện chạy than. Nguồn năng lượng còn lại vì thế chỉ còn là khí đốt và năng lượng tái tạo.
Ngày 23/6, Chính phủ Đức đã kích hoạt giai đoạn 2 trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt, có tên gọi "mức báo động". Giai đoạn 1 là "cảnh báo sớm” và đến giai đoạn cuối cùng là cắt nguồn cung khí đốt cho một số nhóm công ty, doanh nghiệp. Việc kích hoạt được thực hiện khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm chỉ còn 40% so với công suất thiết kế của tuyến Dòng chảy phương Bắc 1.
Các công ty hóa chất như BASF dễ bị tổn thương hơn so với các nhà máy trong nhiều ngành công nghiệp khác, bởi khí đốt là nhân tố thiết yếu với phần lớn quy trình sản xuất hóa chất. Khoảng 60% lượng khí BASF tiêu thụ dùng cho phát điện, chưng hơi, 40% còn lại dùng làm nhiên, nguyên liệu thô đầu vào.
ADVERTISING
10:01
X
Giữa trung tâm của tổ hợp BASF đặt ở Ludwigshafen là hai hệ thống lò hơi cỡ lớn, mỗi hệ thống rộng tương đương với 13 sân bóng đá tiêu chuẩn công lại. Hai lò này đảm trách quy trình cracking hơi nước, để biến chất naphta, một sản phẩm xăng dầu, thành những chất cơ bản đối với quy trình sản xuất, chế biến hóa chất tiếp theo. Hai hệ thống này về cơ bản chạy bằng khí đốt.
Giới lãnh đạo BASF nhận định nếu nguồn cung khí đốt bảo đảm 50% nhu cầu tối đa, tổ hợp này vẫn có thể hoạt động được, nhưng phải giảm tải, vận hành dây truyền luân phiên. Nhưng nếu khí đốt không đủ ngưỡng này và kéo dài trong một thời hạn nhất định, BASF sẽ phải dừng sản xuất. Cách ngừng vận hành đột ngột kiểu này khác với ngừng để duy tu, bảo dưỡng và vì thế có thể dẫn đến tổn thất tai hại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Khi khí đốt ngày một khan hiếm và đắt đỏ hơn, BASF đang phải chạy đua với thời gian để tìm nguồn cung thay thế. Nhưng tập đoàn cũng nhận ra rằng không có nhiều lựa chọn trong ngắn hạn. Về dài hạn, BASF đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thông qua giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sang nguồn cung năng lượng tái tạo. Nhưng đây là cả một tiến trình dài.
Theo Báo Tin tức
Ông John Kirby, Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngày 25/6 nhấn mạnh Washington vẫn tin tưởng về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Ngày 25/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cơ quan đại diện ngoại giao tại Argentina là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tổ chức hội chợ Bazar hàng năm nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước sở tại.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.
Sở giáo dục thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc ngày 25/6 thông báo sẽ mở cửa trở lại trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang giảm dần ở thành phố thủ đô quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Bất chấp sự can thiệp của Tổng thư ký NATO, rất khó để tạo ra sự đột biến giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển vào cuối tháng 6 này.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.