Giá các mặt hàng lương thực tăng mạnh đang "càn quét" ở nhiều nước đang phát triển kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, trong khi một số nước giàu có hơn cũng bị "mắc kẹt" trong vòng xoáy này.

Chú thích ảnh

Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Mt. Darwin, Zimbabwe. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Theo báo cáo mới nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/8, cuộc xung đột tại Đông Âu ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển với giá lương thực sẽ tăng hơn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm, trong khi những quốc gia khác có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.

WB đánh giá Liban là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ nổ kho ngũ cốc ở cảng Beirut cách đây 2 năm, làm tê liệt khả năng dự giữ và phân phối ngô và lúa mỳ cho 6,8 triệu dân của nước này. Lạm phát lương thực tại đây tăng vọt lên mức 332% trong 6 tháng đầu năm nay, cao hơn mức tăng 255% của Zimbabwe và 155% của Venezuela. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 4 với tỷ lệ lạm phát lương thực là 94%.

Trong khi đó, các quốc gia Nam Á cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn do giá thực phẩm cũng như năng lượng tăng cao và phải đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ. Tuần trước, Bangladesh đã kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính trong bối cảnh chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng cao đe dọa làm suy yếu tài chính của các nước Nam Á. Sri Lanka cũng đã đề nghị một gói cứu trợ từ quỹ sau khi hết tiền mặt để mua các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Trong khi đó, IMF đã khôi phục gói cứu trợ trị giá 6 tỷ USD cho Pakistan vào tháng 6 vừa qua.

Giá lương thực thấp đã tạo nền tảng cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên gần đây, bù đắp chi phí cao cho các nước đang phát triển trong việc trả nợ và nhập khẩu nhiên liệu. Tuy nhiên, WB cho biết giá lương thực tăng mạnh trong những tháng gần đây đang ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, bao gồm cả những nước có thu nhập tương đối cao. Tỷ lệ các nước thu nhập cao hứng chịu lạm phát tăng mạnh cũng gia tăng, với khoảng 78,6% số nước này ghi nhận giá lương thực tăng vọt. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Nam Á, châu Âu và Trung Á. 

WB cũng cảnh báo các nhà sản xuất ngũ cốc lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Italy cần có các biện pháp thích hợp để đối phó với các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra nhằm duy trì năng suất cao.

                                                             Theo báo Tin tức

Các tin khác


Châu Âu: Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế

Theo một nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện, nhiệt độ từ 24-25°C đã là quá nóng để làm việc với nhịp độ bình thường, nhưng những ngày qua, nhiệt độ nhiều nơi tại châu Âu đã tăng lên đến mức kỷ lục 44-45°C.

Nhật Bản thúc đẩy nỗ lực hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân

Tại hội nghị của Liên hợp quốc, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ nhấn mạnh việc không nên sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi các cường quốc hạt nhân tăng cường tính minh bạch trong kho vũ khí của họ.

Ukraine nỗ lực đáp ứng yêu cầu của châu Âu, việc gia nhập EU đã ''trong tầm tay''

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 28/7, Ukraine đã bổ nhiệm điều tra viên giàu kinh nghiệm Oleksandr Klymenko làm người đứng đầu Văn phòng Công tố chống tham nhũng đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), nơi nước này muốn trở thành thành viên.

Thổ Nhĩ Kỳ: Thụy Điển và Phần Lan không thực hiện thỏa thuận gia nhập NATO

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển vì cho phép "tuyên truyền khủng bố" khi hai nước đang chờ Ankara đồng ý gia nhập NATO.

Biện pháp ứng phó mới của Đức sau khi Nga tiếp tục giảm nguồn cung khí đốt

Biện pháp này được Đức đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) trong khi người tiêu dùng Đức đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng do lạm phát tăng vọt trong tất cả các lĩnh vực.

Mỹ khẳng định vị thế trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn

Chính phủ Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua gói trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành sản xuất chất bán dẫn. Nhấn mạnh Mỹ phát minh ra chất bán dẫn, song lại dần phụ thuộc các nhà sản xuất nước ngoài, Tổng thống Joe Biden (G.Bai-đơn) cho rằng, đã đến lúc Mỹ phải lấy lại vị thế dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục