Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo ngày 20/1 cho biết Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí xem xét lại mức giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga vào tháng 3 tới, muộn hơn so với kế hoạch ban đầu là vào tháng 2, để có thời gian đánh giá thị trường.
Nhà máy lọc dầu của Gazprom tại ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi tháng 12 vừa qua, các nền kinh tế G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng, như một phần trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva. Theo kế hoạch vào ngày 5/2 tới, G7 sẽ áp dụng hai mức giá trần riêng rẽ đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Theo đó, một mức giá trần sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn dầu thô, như xăng và dầu diesel, và một mức trần khác sẽ áp dụng cho những sản phẩm được bán với giá thấp hơn dầu thô, như dầu hỏa.
Thông báo sau cuộc họp trực tuyến giữa Thứ trưởng Adeyemo với các quan chức G7 ngày 20/1, Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Các thứ trưởng đã nhất trí rằng cách tiếp cận này sẽ tạo ra chính sách giá trần tốt hơn đối với các sản phẩm lọc dầu, bởi trên thị trường cũng có các mức giá khác nhau cho các loại sản phẩm từ dầu". Theo thông báo, thời hạn mới đặt ra là tháng 3/2023 sẽ cho phép G7 đánh giá các diễn biến trên thị trường sau khi thực thi chính sách áp giá trần đối với sản phẩm lọc dầu và lắng nghe đánh giá kỹ thuật của Liên minh châu Âu (EU) về việc áp giá trần đối với dầu thô.
Theo TTXVN
Biến đổi khí hậu kéo theo hàng loạt thảm họa thiên nhiên tiếp tục là mối đe dọa hàng đầu đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế có những bước đi nhanh chóng và cụ thể hơn, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay tiến triển thành thảm họa khí hậu.
Ngày 18/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày. Trong đó, gần 50% mức tăng là nhờ Trung Quốc dỡ các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng đại dịch COVID-19.
Hệ thống y tế của một loạt quốc gia trên thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, do sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhiễm các căn bệnh hô hấp vào mùa đông và lỗ hổng nhân lực y tế trầm trọng. Ðây là một thách thức lớn với nỗ lực đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường sau đại dịch, đe dọa làm lu mờ các thành quả chống dịch đã đạt được.
Trong cuộc điện đàm mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã thảo luận về kế hoạch xây dựng trung tâm khí đốt của khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc. Trong thông báo ngày 16/1, Ðiện Kremlin nhấn mạnh, Moskva và Ankara ưu tiên hợp tác năng lượng, gồm việc Nga cung cấp khí đốt tự nhiên và nỗ lực thiết lập một trung tâm khí đốt của khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng bàn cách tháo gỡ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.
IMF cho biết ngay cả khi tình trạng phân mảnh diễn ra ở mức độ hạn chế cũng có thể làm giảm 0,2% GDP toàn cầu, và tình trạng phân mảnh hiện nay có thể làm gia tăng áp lực đối với các quốc gia.
Thủ tướng Ba Lan hy vọng phương Tây phải làm nhiều hơn nữa cho Ukraine và Đức sẽ sớm chấp thuận việc chuyển giao xe tăng chiến đấu để củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine.