Lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí thúc đẩy và sẽ không kéo dài nên BOJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.


Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 20/1, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 12/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng. Đây là mức cao kỷ lục kể từ năm 1981 và là tháng thứ 16 liên tiếp, chỉ số này tăng.

Trước đó, trong tháng 11/2022, chỉ số này đã phá vỡ ngưỡng cao kỷ lục 40 năm khi tăng tới 3,7%.

Cụ thể, trong kỳ báo cáo, giá thực phẩm, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều công ty chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán lẻ.

Bên cạnh đó, giá năng lượng cũng tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt và giá điện ở khu vực đô thị đã tăng khá mạnh, lần lượt là 33,3% và 20,1%, và giá dầu hỏa tăng 4,7%, giá xăng tăng 1,6%.

Như vậy, lạm phát ở Nhật Bản đã tăng tháng thứ 9 liên tiếp, cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ). Tính chung cả năm 2022, CPI cơ bản của Nhật Bản tăng 2,3% so với năm trước đó.

Trước đó, BOJ vẫn cho rằng lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí thúc đẩy và sẽ không kéo dài nên Ngân hàng trung ương này vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 12/2022, BOJ đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi tăng gấp đôi biên độ dao động lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm lên ±5%, một động thái mà nhiều nhà đầu tư coi là không khác gì việc BOJ tăng lãi suất.


Theo TTXVN

Các tin khác


Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới

Liên hợp quốc dự báo, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới ngay trong năm 2023, mặc dù tốc độ tăng dân số của Ấn Độ đang chậm lại.

Cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Biến đổi khí hậu kéo theo hàng loạt thảm họa thiên nhiên tiếp tục là mối đe dọa hàng đầu đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế có những bước đi nhanh chóng và cụ thể hơn, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay tiến triển thành thảm họa khí hậu.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng cao kỷ lục

Ngày 18/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày. Trong đó, gần 50% mức tăng là nhờ Trung Quốc dỡ các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng đại dịch COVID-19.

Sức ép với hệ thống y tế toàn cầu

Hệ thống y tế của một loạt quốc gia trên thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, do sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhiễm các căn bệnh hô hấp vào mùa đông và lỗ hổng nhân lực y tế trầm trọng. Ðây là một thách thức lớn với nỗ lực đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường sau đại dịch, đe dọa làm lu mờ các thành quả chống dịch đã đạt được.

Nga mở rộng hợp tác năng lượng

Trong cuộc điện đàm mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã thảo luận về kế hoạch xây dựng trung tâm khí đốt của khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc. Trong thông báo ngày 16/1, Ðiện Kremlin nhấn mạnh, Moskva và Ankara ưu tiên hợp tác năng lượng, gồm việc Nga cung cấp khí đốt tự nhiên và nỗ lực thiết lập một trung tâm khí đốt của khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng bàn cách tháo gỡ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Tình trạng phân mảnh có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 7% GDP

IMF cho biết ngay cả khi tình trạng phân mảnh diễn ra ở mức độ hạn chế cũng có thể làm giảm 0,2% GDP toàn cầu, và tình trạng phân mảnh hiện nay có thể làm gia tăng áp lực đối với các quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục