Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Theo các số liệu thống kê, hiện có khoảng 350 triệu người bị mất an ninh lương thực. Trong khi đó, hơn 3 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng cây thuốc lá ở 124 quốc gia, để tạo ra thứ sản phẩm là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm, chưa kể những tác động hủy hoại môi trường.

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu. 9 trên 10 quốc gia trồng nhiều thuốc lá nhất là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, hơn 1 triệu lao động trẻ em đang làm việc tại các nông trại thuốc lá, bỏ lỡ học hành. Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm.

Ông Rudiger Krech - Giám đốc phụ trách nâng cao sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới phân tích: "Thuốc lá hiển nhiên gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe của tất cả chúng ta, bên cạnh đó, thuốc lá còn góp phần rất lớn vào tình trạng mất an ninh lương thực. Thật đáng buồn khi 350 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, mà các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nơi những người đó sinh sống lại sử dụng đất đai màu mỡ để trồng thuốc lá. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chặn điều này và trồng cây lương thực thay vì các loại cây độc hại, gây chết người. Và chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia thành viên ngừng các khoản trợ cấp mà họ vẫn đang dành cho ngành công nghiệp thuốc lá".

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm - Ảnh 1.

Trồng lương thực, không trồng thuốc lá

Những diện tích đất đang trồng thuốc lá nếu được chuyển đổi sang trồng cây lương thực sẽ góp phần quan trọng giúp củng cố an ninh lương thực, giải quyết các thách thức về dinh dưỡng, cung cấp thêm thức ăn cho các hộ gia đình với hàng triệu người được hưởng lợi. Các tổ chức quốc tế hiện đang phối hợp hỗ trợ nông dân tại nhiều nước từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để chuyển sang các loại cây trồng khác nhằm góp phần tăng cường an ninh lương thực.

Một trang trại trồng thuốc lá ở Zimbabwe - nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất châu Phi. Năm nay, Zimbabwe dự tính sẽ thu hoạch sản lượng 230 nghìn tấn thuốc lá, trong khi khoảng 8 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số nước này đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Đất nông nghiệp dành riêng cho thuốc lá đã tước đi cơ hội trồng cây lương thực.

Tiến sĩ Vinayak Mohan Prasad - Quản lý Chương trình Kiểm soát Thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới: "Nhiều nước có đủ đất đai màu mỡ, đủ nước để trồng cây lương thực, có thể cung cấp cho cả các nước khác. Nhưng trớ trêu thay họ lại phải nhập khẩu lương thực.

Tại một quốc gia châu Phi khác là Kenya, một chương trình giúp người dân chuyển đổi việc trồng cây thuốc lá đang được triển khai. Chỉ sau khoảng 1 năm, hơn 2 nghìn nông dân đã được hỗ trợ.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm - Ảnh 2.

Ông Rudiger Krech - Giám đốc phụ trách nâng cao sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới: "Năm ngoái chúng tôi đã bắt đầu một dự án cùng với Chương trình Lương thực Thế giới, với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp và với Chính phủ Kenya để khuyến khích nông dân chuyển từ trồng cây thuốc lá độc hại sang trồng đậu".

Việc chuyển đổi canh tác đã cho thấy kết quả tích cực cả về kinh tế-xã hội và sức khỏe của người nông dân.

Chị Alice Achieng Obare - Nông dân làng Migori, Kenya cho biết: "Chúng tôi được hướng dẫn về cách trồng đậu thông qua các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, họ đến gặp gỡ, giới thiệu với chúng tôi về lợi ích của việc trồng đậu và đào tạo chúng tôi. Một điểm mà nông dân chúng tôi cảm thấy rất vui mừng, đó là trồng đậu chỉ cần 60 ngày. Chúng tôi được biết rằng hạt giống rất dễ kiếm và thị trường đầu ra đã sẵn có. Giờ đây con tôi đã có thời gian để làm bài tập về nhà, không giống như khi còn trồng thuốc lá. Tôi cũng muốn cho những người vẫn đang trồng thuốc lá thấy được phim chụp X-quang phổi của tôi trước đây. Khi ấy, phổi tôi bị ám khói thuốc. Tôi chẳng thể mang vác vật nặng, cũng chẳng thể đi bộ quãng đường dài. Nhưng từ khi trồng đậu thì chẳng còn gì căng thẳng nữa".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi 1 triệu ha đất được chuyển đổi để trồng các loại cây lương thực nhiều dinh dưỡng, sẽ đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Điện chia buồn về thiệt hại do bão Daniel gây ra tại Libya

Được tin cơn bão Daniel xảy ra tại Derna, Libya ngày 10/9 gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ngày 13/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Nhà nước Libya Mohammed Yunus Al-Menfi; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục