Thiệt hại do nạn trộm cướp ở Mỹ đang ở mức cao lịch sử. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/9 đề xuất: "Nếu cướp một cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể bị bắn khi rời khỏi cửa hàng đó”.
Quang cảnh một cửa hàng ở Philadelphia sau vụ cướp phá hôm 26/9. Ảnh: AP
Một nhóm thanh niên đã xông vào các cơ sở kinh doanh ở trung tâm thành phố Philadelphia hôm 26/9. Hàng chục cửa hàng của các thương hiệu như Apple, Foot Locker và Lululemon đã bị càn quét.
Cảnh sát đã ra tay và thực hiện hàng chục vụ bắt giữ, nhưng trong những tháng gần đây, những vụ việc tương tự liên tục xảy ra ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ. Đa số các vụ tấn công diễn ra mà không bị trừng phạt. Bọn cướp xông vào giữa ban ngày, khi các cửa hàng vẫn mở cửa, lao qua những nhân viên bất lực và tẩu thoát trước khi cảnh sát đến.
Cùng ngày xảy ra vụ cướp phá ở Philadelphia, người khổng lồ bán lẻ Target của Mỹ đã tuyên bố đóng cửa 9 cơ sở do bạo lực và cướp phá gia tăng. Một ngày trước đó, vào 25/9, Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) đã cảnh báo về sự gia tăng của tội phạm có tổ chức nhằm vào các cửa hàng. Họ báo cáo rằng tổn thất tài chính liên quan đến trộm cướp lên tới 112 tỷ USD vào năm 2022, mức cao kỷ lục.
Các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập video về các vụ cướp cửa hàng, siêu thị, đặc biệt là ở Bờ Tây, trong đó các khu vực đô thị Los Angeles và San Francisco/Oakland bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo cảnh sát, vào ngày 1/8, một nhóm từ 30 đến 50 người đội mũ trùm đầu đã đột nhập vào cửa hàng Nordstrom ở Topanga, phía Đông Bắc Los Angeles và lấy đi những sản phẩm xa xỉ như túi xách hàng hiệu trị giá từ 60.000 đến 100.000 USD. Những tên cướp đã sử dụng bình xịt đuổi gấu để vô hiệu hóa các nhân viên bảo vệ tại cửa hàng. Đoạn phim ghi cảnh những kẻ tấn công phá hủy mọi thứ trong cửa hàng đã được lan truyền rộng rãi.
Eric Nordstrom, Giám đốc điều hành của Nordstrom, cho biết: "Chắc chắn những gì xảy ra ở cửa hàng Topanga khiến tất cả chúng tôi lo lắng. Thiệt hại do trộm cắp đang ở mức cao lịch sử. Tôi muốn nói rằng chúng tôi thấy điều đó không thể chấp nhận được và nó cần được giải quyết”.
Tổn thất do nạn trộm cướp vượt quá dự báo của hầu hết các nhà bán lẻ. Lauren Hobart, Giám đốc điều hành của Dick's Sporting Goods, cho biết: "Lợi nhuận quý 2 không đạt kỳ vọng của chúng tôi phần lớn là do tác động của việc giảm lượng hàng tồn kho tăng cao, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ”. Ông Hobart cho biết "tội phạm bán lẻ có tổ chức và trộm cướp nói chung” là "vấn đề ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều nhà bán lẻ”.
Navdeep Gupta, Giám đốc Tài chính của Dick's Sporting Goods, công ty có hơn 850 cửa hàng trên toàn quốc và doanh thu hàng năm hơn 12 tỷ USD, cho biết thêm: "Số lượng sự cố và tác động của tội phạm bán lẻ có tổ chức cao hơn đáng kể so với dự đoán của chúng tôi”.
Giám đốc tài chính của Foot Locker, Michael Baughn cũng cảnh báo về sự gia tăng các vụ cướp: "Chúng tôi tiếp tục thấy mức độ hao hụt (do hư hỏng, trộm cắp) tăng cao”.
Khi thông báo đóng cửa 8 cửa hàng, đại diện Target tuyên bố: "Chúng tôi không thể tiếp tục vận hành các cửa hàng này vì nạn trộm cắp và tội phạm có tổ chức đang đe dọasự an toàn của đội ngũ chúng tôi và khách hàng.”
Trước đó, vào tháng 8, Giám đốc điều hành Target Brian Cornell đã cảnh báo rằng công ty "tiếp tục phải đối mặt với số lượng hành vi trộm cắp bán lẻ và tội phạm bán lẻ có tổ chức không thể chấp nhận được”. Theo ông Cornell, trong 5 tháng đầu năm 2023, các cửa hàng Target đã chứng kiến nạn trộm cướp liên quan đến bạo lực hoặc đe dọa bạo lực tăng 120%.
Những vụ trộm cướp, đập phá như thế này, đặc biệt là những vụ bạo lực, đã gây báo động xã hội. Nhưng hiện tượng này không hoàn toàn mới. Nó có xu hướng xảy ra nhanh và theo mùa. Bang California chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ vấn nạn này vào dịp Giáng sinh năm 2021. Điều này đã khiến thống đốc, thuộc đảng Dân chủ Gavin Newsom, cam kết đầu tư khoảng 300 triệu USD vào an ninh trong ba năm. Nhà chức trách tập trung vào việc tăng cường sự hiện diện của cảnh sát tại các trung tâm mua sắm và cơ sở kinh doanh dễ bị trộm cướp, như cửa hàng trang sức.
Các thành phần bảo thủ cho rằng sự gia tăng các vụ trộm cướp ở California là kết quả của việc phê duyệt Dự luật 47 năm 2014, vốn giảm hình phạt đối với tội phạm tài sản nếu bên phạm tội không có tiền án. Biện pháp này là một nỗ lực nhằm giảm bớt áp lực lên các nhà tù vốn đã quá tải ở California, nơi có dân số đông nhất cả nước.
Các nhà hoạt động ủng hộ cải cách hình sự, chẳng hạn như Liên minh Tự do dân sự Hoa Kỳ (ACLU), cho rằng Dự luật 47 không phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng các vụ cướp đập phá. Theo luật California, bất kỳ ai ăn cắp đồ trị giá hơn 950 USD đều bị coi là phạm trọng tội. Tại bang Washington, nơi các vụ việc tương tự cũng được ghi nhận, mức giới hạn thậm chí còn thấp hơn, 750 USD. Texas và các bang khác có mức trần cao hơn, lên tới 2.500 USD.
Sự gia tăng của các vụ cướp không chỉ giới hạn ở California. David Johnston, Phó Chủ tịch phụ trách Bảo vệ tài sản và hoạt động bán lẻ của NRF cho biết: "Các nhà bán lẻ đang chứng kiến mức độ trộm cắp chưa từng có cùng với tội phạm tràn lan trong các cửa hàng của họ và tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn”.
Các doanh nghiệp bán lẻ ghi nhận sự gia tăng đáng kể về tổn thất tài chính liên quan đến nạn trộm cắp. Vào năm 2022, những khoản thiệt hại này lên tới 112,1 tỷ USD, tăng từ mức 93,9 tỷ USD trong năm 2021. Nghiên cứu cũng cảnh báo rằng với sự gia tăng bạo lực, nhiều nhà bán lẻ đang lựa chọn "phương pháp tiếp cận không can thiệp vào việc bắt giữ những kẻ trộm cắp”. 41% số cửa hàng nói rằng không có nhân viên nào được phép ngăn chặn hoặc bắt giữ những tên trộm cướp.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ đang tăng cường đội ngũ an ninh, thuê thêm nhân viên bảo vệ, cất giữ hàng hóa ngày càng có giá trị thấp hơn trong các hộp khóa, đồng thời chặn và hạn chế lối vào và lối ra vào các cửa hàng để ngăn chặn nạn cướp, nhưng vẫn chưa đủ. Do hậu quả trực tiếp của tội phạm, 30% công ty đã giảm hoặc thay đổi lựa chọn sản phẩm trong cửa hàng, 45% giảm giờ hoạt động và 28% buộc phải đóng cửa cở sở.
Tuy nhiên, điều đó cũng không quyết liệt như những gì cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất hôm 28/9 tại một sự kiện ở California: "Nếu bạn cướp một cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể bị bắn khi rời khỏi cửa hàng đó”.
Theo Baotintuc.vn
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Anh và Pháp tới Kiev để thảo luận việc cung cấp thêm viện trợ vũ khí cho Ukraine, Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith nói rằng khối quân sự này sẽ tăng cường sản xuất đạn dược cho cả Ukraine và các nước thành viên.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley sẽ bàn giao quyền điều hành cho người kế nhiệm là Tham mưu trưởng Không quân C.Q. Brown vào ngày 29/9 tới. Đây là một thời điểm không thể bấp bênh hơn khi phương Tây có dấu hiệu cạn kiệt vũ khí và hết kiên nhẫn với Ukraine.