Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu hội đàm thượng đỉnh.


Cuộc hội đàm diễn ra nhân Tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra tại San Francisco, California. Trong bối cảnh quan hệ hai nước gặp nhiều sóng gió trên hầu hết các lĩnh vực, cuộc hội đàm trực tiếp của hai nhà lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng đối với chiều hướng phát triển của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc được tổ chức trang trọng nhưng thân thiện tại khu dinh thự vườn cổ Filoly, nằm phía Nam San Francisco. Một bối cảnh thuận lợi dành cho các cuộc trao đổi thẳng thắn, nhưng xây dựng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Điều quan trọng nhất là hai nhà lãnh đạo chúng ta không có sự hiểu lầm. Chúng ta cần đảm bảo cạnh tranh không biến thành xung đột và được quản lý một cách chuyên nghiệp. Chúng ta cũng có trách nhiệm với thế giới trong việc hợp tác trước các thách thức từ biến đổi khí hậu đến trí tuệ nhân tạo đều cần có nỗ lực chung".


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: "Với Mỹ và Trung Quốc, quay lưng lại với nhau không phải là lựa chọn. Việc áp đặt mô hình lên mỗi bên là điều không thực tế. Xung đột và đối đầu sẽ mang lại hậu quả không thể gánh chịu. Trái đất đủ lớn để hai đất nước cùng phát triển".

Cuộc hội đàm được cho là đề cập đến nhiều vấn đề trọng yếu trong quan hệ song phương, nhất là việc khôi phục và duy trì các kênh liên lạc thiết yếu giữa hai nước cũng như trao đổi quan điểm hai bên về các điểm nóng an ninh, chính trị và kinh tế thương mại toàn cầu.

Các nhà quan sát không đặt kỳ vọng cuộc hội đàm này sẽ tạo ra những đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng đều coi trọng đây là cơ hội để hai bên hạ nhiệt căng thẳng, tăng cường đối thoại thay vì đối đầu. Trước mắt là phối hợp xử lý những thách thức lớn đối với các nền kinh tế ngay tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương đang diễn ra ở đây.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời

Ngày 14/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.

Nguy cơ gián đoạn hoạt động nhân đạo ở Gaza do thiếu nhiên liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 13/11, người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) tại Dải Gaza, ông Thomas White, cảnh báo "các hoạt động nhân đạo sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ tới vì không có xe chở nhiên liệu nào được phép vào Gaza".

Ưu tiên và kỳ vọng của APEC sau 30 năm hình thành và phát triển

Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều nước EU tiếp tục mua khí đốt của Nga

EU trước đây từng tuyên bố, khối này đã vượt qua sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.

Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng tại Kenya, Somalia

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Kenya đang phải vật lộn với hậu quả của lũ lụt, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và khoảng 30.000 người phải di dời trên toàn quốc trong 2 tuần qua.

Châu Âu chật vật đối phó làn sóng di cư

Các quốc gia hứng chịu làn sóng di cư ở tuyến đầu của châu Âu đang rơi vào tình trạng quá tải khi lượng người di cư tăng vọt những tháng gần đây. Đối mặt cuộc khủng hoảng di cư đang nóng dần lên, những nước này một mặt vừa tăng cường biện pháp siết chặt quản lý dòng người nhập cư, mặt khác tìm cách phối hợp các nước trong khu vực để ngăn chặn làn sóng di cư đang "đổ bộ” châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục