Theo Đại sứ Pakistan tại Nga, quốc gia Nam Á này đang trông cậy vào sự giúp đỡ từ Nga trong quá trình gia nhập khối BRICS.
Quốc kỳ Pakistan. Ảnh: EPA-EFE
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Pakistan tại Nga Khalid Jamali ngày 22/11 xác nhận rằng Islamabad có kế hoạch gia nhập nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dưới sự chủ trì của Nga vào năm 2024.
Trả lời phóng viên, ông Khalid Jamali cho biết Pakistan đã nộp đơn xin gia nhập. Nhà ngoại giao trên đồng thời lưu ý quốc gia Nam Á này đang trông cậy vào sự hỗ trợ của Nga trong quá trình trở thành thành viên.
Đại sứ Jamal cho biết thêm: "Pakistan mong muốn trở thành một phần của tổ chức quan trọng này và chúng tôi đang trong quá trình liên hệ với các nước thành viên nói chung và Liên bang Nga nói riêng để các nước tăng cường ủng hộ tư cách thành viên của Pakistan".
Hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov thông báo BRICS có kế hoạch thống nhất danh sách các ứng cử viên cho vai trò "quốc gia đối tác” trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở thành phố Kazan của Nga vào năm 2024. Theo quan chức này, trong thời gian làm chủ tịch BRICS, Nga sẽ đặc biệt chú ý đến việc mở rộng "vòng tròn bạn bè BRICS", trong đó có cả khu vực Mỹ Latinh.
Nhóm BRICS hiện gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS+, sẽ chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.
Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, hiện có gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với nhóm này.
Theo Baotintuc.vn
Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.
Ngày 18/11, bà Kristin Jonsdottir, quan chức phụ trách bộ phận phân tích hoạt động núi lửa tại Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO), bày tỏ lo ngại về khả năng núi lửa phun trào ở khu vực Bán đảo Reykjanes, miền Tây Nam nước này.
Đạo luật ngân sách tạm thời giúp cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động đến đầu năm 2024.
Vệ tinh từ gỗ mộc lan LignoSat là một phát minh làm cho rác vũ trụ có thể phân hủy sinh học.
Từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã đón hơn 23 triệu lượt khách, thu về gần 28 tỷ USD. Từ giữa tháng 12, Thái Lan sẽ triển khai làm thủ tục xuất cảnh tự động cho du khách.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 16/11 đã lên tiếng bày tỏ hy vọng về tương lai hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước.