Đạo luật ngân sách tạm thời giúp cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động đến đầu năm 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, ngày 16/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật chi tiêu tạm thời, ngăn kịch bản chính phủ đóng cửa xảy ra vào hết ngày 17/11. Dự luật phân bổ các quỹ, trong đó không có khoản viện trợ cho Ukraine, đã được Thượng viện thông qua trước đó một ngày với tỷ lệ 87 phiếu ủng hộ - 11 phiếu phản đối.
Dự luật này được Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, thành viên đảng Cộng hòa, đề xuất. Tuy nhiên, nó cũng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những thành viên đảng Cộng hoà bảo thủ hơn. Các đảng viên Cộng hòa bảo thủ chỉ trích dự luật cho rằng Chủ tịch Hạ viện Johnson đã phạm sai lầm khi liên minh với đảng Dân chủ.
Dự luật tạm thời không bao gồm chi tiêu cho các vấn đề nóng, chẳng hạn như phá thai, an ninh biên giới và viện trợ nước ngoài, bao gồm cả cho Ukraine, Israel hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Thay vào đó, nó tập trung vào việc duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ ở cấp độ hiện tại. Trong dự luật, kế hoạch cấp kinh phí cũng chia làm 2 giai đoạn, đến ngày 19/1 và ngày 2/2 tùy thuộc vào từng cơ quan.
"Nhờ sự hợp tác lưỡng đảng, chúng tôi đang duy trì chính phủ hoạt động mà không có bất kỳ cắt giảm tiêu cực nào đối với các chương trình quan trọng. Đây là một kết quả tuyệt vời cho người dân Mỹ”, Lãnh đạo Đa số Chuck Schumer nói sau khi ông và các thượng nghị sĩ đồng nghiệp bỏ phiếu dự luật.
Vấn đề viện trợ Ukraine đã góp phần gây ra bất ổn chính trị Mỹ trong tháng 9, dẫn đến việc người tiền nhiệm của Chủ tịch Hạ viện Johnson là ông Kevin McCarthy bị phế truất – một diễn biến chưa từng có từ trước đến nay. Một số đảng viên Cộng hòa muốn xem xét lại khoản hỗ trợ cho Ukraine, cho rằng nó thiếu minh bạch và các ưu tiên khác của Mỹ quan trọng hơn việc hỗ trợ chính phủ Ukraine.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Johnson đã khiến Nhà Trắng tức giận khi từ chối yêu cầu của Tổng thống Biden về việc kết hợp viện trợ Ukraine với hỗ trợ cho Israel cũng như chi tiêu an ninh trong nước và cứu trợ khẩn cấp. Các quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ, Kiev có thể sớm thua trong cuộc xung đột với Moskva.
Tân Chủ tịch Hạ viện coi dự luật vừa ký là dự luật cuối cùng mà ông đồng ý và là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột lớn với Thượng viện về ngân sách Mỹ cho năm 2024. Nhà lập pháp này đã được bầu làm chủ tịch hạ viện cách đây 3 tuần, sau một thời gian căng thẳng bế tắc vì các thành viên Hạ viện của đảng Cộng hòa không thể thống nhất được người thay thế ông McCarthy.
Theo Báo Tin tức
Đề cập đến cáo buộc 'tiêu chuẩn kép' của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine và Gaza, Tổng thư kí NATO cho rằng hai cuộc chiến rất khác nhau.
Ngày 29/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và các đồng minh vẫn kiên định ủng hộ Ukraine bất chấp những nghi ngờ về sự hỗ trợ trong tương lai và bế tắc trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết phía Nga đã nắm được thông tin rằng Phần Lan đã chấp thuận cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước này.
Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ khỏi đường hầm Silhyara ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, Thủ tướng nước này Narendra Modi đánh giá rằng đây là "tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.
Việc Israel vắng mặt tại hội nghị EU- Địa Trung Hải sẽ thử thách hơn nữa chính sách ngoại giao Trung Đông của châu Âu, với việc các quốc gia Arab và các nước EU gặp nhau trong bối cảnh lệnh ngừng bắn không ổn định ở Dải Gaza.
Nước này cho biết viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục nhưng sẽ theo những cách khác do họ không còn nhiều vũ khí sẵn trong kho.