Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.


Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng RT dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng có thể đẩy nhanh quá trình phi toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý, những tác động của tình trạng trên có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi người.

Theo bà Lagarde, châu Âu đang ở thời điểm quan trọng và phải đối mặt với một loạt thách thức chung, trong đó có mất cân bằng toàn cầu hóa, nhân khẩu học và vấn đề khử cacbon.

Phát biểu tại Đại hội Ngân hàng châu Âu ngày 17/11, bà Lagarde nói rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phân mảnh thành các khối cạnh tranh.

Tập trung vào châu Âu, người đứng đầu ECB chỉ ra yếu tố dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm liên tục, dự kiến bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.

"Khi các rào cản thương mại mới xuất hiện, chúng ta sẽ cần đánh giá lại chuỗi cung ứng và đầu tư vào những chuỗi cung ứng mới an toàn hơn, hiệu quả hơn và gần hơn. Khi xã hội của chúng ta già đi, chúng ta sẽ cần triển khai các công nghệ mới để có thể tạo ra sản lượng lớn hơn với ít công nhân hơn”, bà nhấn mạnh. 

Chủ tịch ECB cũng lưu ý về việc các chính phủ có mức nợ cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai và nguồn tài trợ phục hồi của châu Âu sẽ kết thúc vào năm 2026. 

Trước đó, ECB đã cảnh báo về nền kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ "chuyển đổi”. Theo ECB, một thế giới bị phân mảnh sẽ đồng nghĩa với môi trường lạm phát cao hơn và tình trạng tài chính bất ổn.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


APEC 2023: Hàn Quốc, Nhật Bản hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác song phương

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 16/11 đã lên tiếng bày tỏ hy vọng về tương lai hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước.

OCHA đề xuất kế hoạch 10 điểm nhằm kiềm chế thảm họa nhân đạo tại Gaza

Văn phòng Điều phối Các vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tập trung vào việc mở rộng các hoạt động cứu trợ ở Gaza, đồng thời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo và trả tự do cho các con tin bị bắt giữ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm

Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu hội đàm thượng đỉnh.

HĐBA LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo tại Gaza

Ngày 15/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức vì mục đích nhân đạo tại Dải Gaza.

Triều Tiên, Nga thảo luận mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/11 đưa tin các quan chức nước này và Nga đã có cuộc gặp tại Bình Nhưỡng để thảo luận về việc mở rộng hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ nhằm thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được hồi tháng 9.

Chủ tịch COP27 kêu gọi nhiều nỗ lực hơn để giảm lượng khí phát thải

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm lượng khí thải và cung cấp công nghệ cũng như nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục