Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 16/11 đã lên tiếng bày tỏ hy vọng về tương lai hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) tại cuộc gặp ở Vilnius (Litva), ngày 12/7/2023. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại San Francisco (Mỹ) nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Phát biểu mở đầu cuộc gặp, Tổng thống Yoon Suk Yeol đánh giá trong năm 2023, "hợp tác song phương đang đi vào chiều sâu với việc tái kích hoạt những hoạt động giao lưu ở các cấp, bao gồm cả cấp thượng đỉnh, và khôi phục hoạt động của các cơ quan tham vấn giữa hai chính phủ”, đề cập đến "sự hồi sinh” của hàng loạt cơ chế thảo luận song phương về chính sách an ninh, an ninh kinh tế và đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao.
Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Thủ tướng Fumio Kishida để tạo điều kiện cho Hàn Quốc và Nhật Bản "liên kết chặt chẽ trong từng lĩnh vực”.
Về phần mình, Thủ tướng Kishida lưu ý hai bên đã gặp nhau lần thứ 7 trong năm nay. Ông bày tỏ cảm thấy "an tâm” về sự hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình hồi hương công dân hai nước giữa lúc nổ ra cuộc xung đột Hamas-Israel.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản chia sẻ: "Đến nay, tôi đã phối hợp với Tổng thống Yoon Suk Yeol về quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chính trị, đảm bảo an ninh, kinh tế và văn hóa. Tôi hy vọng thúc đẩy hơn nữa những bước đi này”.
Ngoài ra, Thủ tướng Kishida cũng đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc dẫn dắt thế giới hướng tới mục tiêu hợp tác, không chia rẽ và xung đột, đồng thời bày tỏ tin tưởng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể hợp tác với nhau trong tư cách là những đối tác.
Theo TTXVN
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm lượng khí thải và cung cấp công nghệ cũng như nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng của mình.
Khan hiếm nước ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, là nguyên nhân gây xung đột, đe dọa an sinh và ổn định ở khu vực Nam Á. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Nam Á hiện có khoảng 2 tỷ dân và tăng với tốc độ trung bình 1,7%/năm. Điều đó có nghĩa khu vực đông dân nhất thế giới này sẽ ngày càng khát nước.
Ngày 14/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 13/11, người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) tại Dải Gaza, ông Thomas White, cảnh báo "các hoạt động nhân đạo sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ tới vì không có xe chở nhiên liệu nào được phép vào Gaza".
Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
EU trước đây từng tuyên bố, khối này đã vượt qua sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.