Từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã đón hơn 23 triệu lượt khách, thu về gần 28 tỷ USD. Từ giữa tháng 12, Thái Lan sẽ triển khai làm thủ tục xuất cảnh tự động cho du khách.


(Ảnh minh họa: Bangkok Post)

Đây sẽ là một trong những biện pháp mới được nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế và giảm ùn ứ tại các sân bay của Thái Lan.

Cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan cho biết, các máy làm thủ tục xuất cảnh tự động hiện có ở sân bay Suvarnabhumi mới chỉ xử lý được cho các du khách mang hộ chiếu Thái Lan, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Hiện cơ quan chức năng Thái Lan đang nâng cấp phần mềm và sửa đổi các quy định để tất cả du khách nước ngoài cũng có thể làm thủ tục xuất cảnh tự động. Khi đi vào hoạt động, hệ thống xuất cảnh tự động sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm thủ tục cho du khách từ 5.000 lên 12.000 người mỗi giờ, qua đó giúp giảm tình trạng quá ùn ứ tại sân bay.

Trong thời gian tới, nước này sẽ lắp đặt thêm các máy làm thủ tục xuất cảnh tự động tại sân bay Suvarnabhumi và Don Mueang. Các nhân viên xuất nhập cảnh sau đó có thể được phân công lại công việc để đẩy nhanh quá trình làm thủ tục nhập cảnh cho du khách.

Cùng với việc tạo thuận lợi cho du khách, Thái Lan cũng đã và đang triển khai nhiều chương trình nhằm thu hút du khách quốc tế như thí điểm cho phép các tụ điểm giải trí được hoạt động tới 4h sáng hay dự án "Hộp cát an toàn".

Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm cho đến ngày 12/11, Thái Lan đón hơn 23,4 triệu lượt khách với doanh thu gần 28 tỷ USD. Thái Lan hiện đang là quốc gia đón nhiều khách quốc tế nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Triều Tiên, Nga thảo luận mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/11 đưa tin các quan chức nước này và Nga đã có cuộc gặp tại Bình Nhưỡng để thảo luận về việc mở rộng hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ nhằm thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được hồi tháng 9.

Chủ tịch COP27 kêu gọi nhiều nỗ lực hơn để giảm lượng khí phát thải

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm lượng khí thải và cung cấp công nghệ cũng như nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng của mình.

Nam Á trước thách thức khan hiếm nước

Khan hiếm nước ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, là nguyên nhân gây xung đột, đe dọa an sinh và ổn định ở khu vực Nam Á. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Nam Á hiện có khoảng 2 tỷ dân và tăng với tốc độ trung bình 1,7%/năm. Điều đó có nghĩa khu vực đông dân nhất thế giới này sẽ ngày càng khát nước.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời

Ngày 14/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.

Nguy cơ gián đoạn hoạt động nhân đạo ở Gaza do thiếu nhiên liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 13/11, người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) tại Dải Gaza, ông Thomas White, cảnh báo "các hoạt động nhân đạo sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ tới vì không có xe chở nhiên liệu nào được phép vào Gaza".

Ưu tiên và kỳ vọng của APEC sau 30 năm hình thành và phát triển

Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục