Ông trùm viễn thông Carlos Slim của Mexico đã vượt hai tỷ phú người Mỹ Bill Gates và Warren Buffett để đứng đầu danh sách những người giàu nhất hành tinh hiện nay, do tạp chí Forbes xếp hạng.

Đây là năm thứ ba liên tiếp, người ta chứng kiến “sao đổi ngôi” ở vị trí tỷ phú số 1 thế giới.

Danh sách các tỷ phú của thế giới được Forbes công bố vào ngày 10/3. Đứng đầu là Carlos Slim, năm nay 70 tuổi, hiện nắm 23% cổ phần trong hãng viễn thông di động khổng lồ America Movil, sở hữu khối tài sản 53,5 tỷ USD. Forbes cho biết, trong vòng 12 tháng qua, tỷ phú này đã kiếm được 18,5 tỷ USD do cổ phiếu của America Movil tăng giá tới 35%.

Với tốc độ gia tăng giá trị tài sản ngoạn mục như vậy, tỷ phú người Mexico đã dễ dàng vượt qua người sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates, với khoảng cách chênh lệch 500 triệu USD. Trong 15 năm qua, đã có 14 lần Bill Gates đứng ở vị trí người giàu nhất hành tinh.

Carlos Slim cũng là tỷ phú đầu tiên không phải người Mỹ dẫn đầu danh sách của Forbes kể từ năm 1994 tới nay. Lần gần đây nhất một tỷ phú ngoài Mỹ giữ vị trí này là tỷ phú địa ốc Yoshiaki Tsutsumi của Nhật Bản, người giàu nhất thế giới vào năm 1994.

Với tài sản hiện ở mức 53 tỷ USD, Bill Gates đứng thứ hai trong xếp hạng năm nay của Forbes. Khối tài sản khổng lồ của tỷ phú phần mềm này đã được bổ sung thêm 13 tỷ USD trong năm qua, nhờ giá cổ phiếu của Microsoft tăng gấp rưỡi.

Dù khiêm tốn hơn hai người dẫn đầu danh sách, nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Buffett cũng có thêm 10 tỷ USD tài sản trong năm qua. Hiện Buffett sở hữu lượng tài sản trị giá 47 tỷ USD, đủ để ông đứng ở vị trí thứ ba trong hàng ngũ các tỷ phú của thế giới.

Khủng hoảng và suy thoái đã được Buffett xem như một cơ hội tuyệt vời để mở rộng tập đoàn Berkshire Hathaway của ông. Năm 2009 là một năm thành công của Buffett, khi ông thực hiện những thương vụ xuất sắc như vụ đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs, 3 tỷ USD vào General Electric, và mua lại hãng vận hành đường ray Burlington với giá 26 tỷ USD.

Được mệnh danh là "nhà tiên tri của Omaha", Buffett cũng đã từng đứng ở vị trí người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes vào năm 2008.

Nhiều tỷ phú khác cũng áp dụng chiến lược tương tự như Buffett và đã gặt hái “chiến lợi phẩm”. Nhờ đó mà thế giới năm nay có tới 1.011 tỷ phú, tăng mạnh so với mức 793 tỷ USD trong danh sách năm ngoái, dù vẫn còn thua xa con số kỷ lục 1.125 tỷ phú vào năm 2008. Các tỷ phú năm nay nắm giữ tổng tài sản 3.600 tỷ USD.

Tính bình quân, mỗi tỷ phú trong danh sách năm nay sở hữu 3,5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm ngoái. Trong số các tỷ phú nằm trong danh sách năm 2009, chỉ có 12% chứng kiến sự “bốc hơi” của tài sản.

Nước Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú. Tuy vậy, đất nước này hiện chỉ còn chiếm 40% số tỷ phú của thế giới, từ mức 45% trong năm ngoái. Tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ chiếm 38% trong số tổng tài sản của các tỷ phú trên hành tinh, giảm từ tỷ lệ 44% trong năm ngoái.

Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã đưa 164 gương mặt trở lại danh sách này trong năm nay. Trước đó, những tỷ phú này đã rớt hạng thành triệu phú vì khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Bản danh sách năm nay cũng có thêm 97 gương mặt mới. Số tỷ phú năm 2009 đã khuất núi là 13 người.

Hàng ngũ các tỷ phú của hành tinh năm nay ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng của các tỷ phú đến từ châu Á. So với năm ngoái, số tỷ phú của châu lục này năm nay tăng thêm 104 người, và chỉ còn kém số tỷ phú của châu Âu 14 người.

Riêng Trung Quốc năm qua đã có thêm 27 tỷ phú mới, trong đó có ông chủ của hãng xe Geely, tỷ phú Li Shufu. Hãng xe này đang thực hiện việc mua lại thương hiệu xe Volvo của Thụy Điển.

Với 89 tỷ phú, năm nay là năm đầu tiên Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) có nhiều tỷ phú nhất sau Mỹ. Năm nay cũng là năm đầu tiên mà hai quốc gia Phần Lan và Pakistan có tỷ phú. Nước Nga có 62 tỷ phú trong danh sách này.

Có 11 quốc gia có số tỷ phú tăng ít nhất gấp đôi trong năm qua, trong số đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc...

Các tin khác

Không có hình ảnh
Binh sĩ Thái Lan đứng gác tại một con đường ở Bangkok
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngăn ngừa khủng hoảng nợ ở Hy Lạp thành "cuộc phá sản quốc gia"

Hy Lạp đã tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm đối phó cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và nợ công, có nguy cơ lan rộng ở châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp G.Papandreou đã liên tiếp thăm Luxemburg, Ðức, Pháp và Mỹ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. EU cũng có động thái tích cực nhằm tránh để cuộc khủng hoảng của Hy Lạp trở thành "cuộc phá sản quốc gia

Washington khẳng định bảo đảm an ninh lâu dài cho Tel Aviv

Trái với dự đoán của nhiều người, chuyến công du Israel và gặp gỡ Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trở thành cơ hội để chính quyền Washington thể hiện sự ủng hộ đối với Tel Aviv.

Tổng thống Iran công du Afghanistan: "Tạo không gian sinh tồn mới"

Theo giới truyền thông nước ngoài, chuyến công du Afghanistan của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm bởi diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Mahmoud Ahmadinejad kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai hồi tháng 6/2009.

Thủ tướng Hy Lạp kêu gọi: Hạn chế đầu cơ tài chính

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 9-3, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết, ông Obama đã ủng hộ đề nghị “hạn chế các hoạt động đầu cơ tài chính” mà theo Hy Lạp đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ của nước này.

Niềm kiêu hãnh bị tổn thương

Hình ảnh chủ tịch hãng Toyota, Akio Toyoda, ngỏ lời xin lỗi trước Hạ viện Mỹ trên màn ảnh nhỏ đã làm người Nhật ngỡ ngàng

Nấc thang mới căng thẳng trong quan hệ Lybia với phương Tây và Mỹ

Quan hệ giữa Lybia và Thụy Sĩ bị đẩy thêm một bước căng thẳng sau khi vừa qua Tripoli tuyên bố áp đặt cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Thụy Sĩ .

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục