Quân đội Triều Tiên hôm nay tố cáo Mỹ và Hàn Quốc đang tìm cách lật đổ chế độ ở Bình Nhưỡng và tuyên bố sẵn sàng mở cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân để loại trừ mọi âm mưu gây hấn.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên dẫn lời một tờ báo Hàn Quốc làm bằng chứng cho thấy "những hành động tuyệt vọng của đế quốc Mỹ và con rối hiếu chiến Hàn Quốc" nhằm thay đổi chế độ ở Triều Tiên. "Những kẻ muốn phá hoại chế độ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (Triều Tiên)... sẽ trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công hạt nhân của quân đội bất khả chiến bại", AFP trích phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu nước này phát biểu với hãng thông tấn chính thức KCNA. Trước đó vào ngày 19/3, tờ Dong-A Ilbo của Hàn Quốc cho biết đại diện của Bộ chỉ huy Thái Bình dương thuộc quân đội Mỹ, các cơ quan nghiên cứu quân sự quốc phòng của Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Trung Quốc vào tháng tới để bàn về việc kiểm soát vũ khí giết người hàng loạt trong trường hợp chế độ ở Bình Nhưỡng sụp đổ. Hiện chưa có cơ quan nào trong số các cơ quan nói trên khẳng định thông tin. "Kịch bản sụp đổ đó sẽ diễn ra ở Hàn Quốc", chứ không phải ở miền bắc, phát ngôn viên của Bộ tổng tham mưu nói thêm, theo DPA. Hãng tin Đức cho biết thêm là các cuộc họp ba bên đã diễn ra vào tháng 6 năm ngoái ở Seoul và tháng bảy ở Honolulu. Lãnh đạo của một viện nghiên cứu của Hàn Quốc nói rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-il của Triều Tiên đang có bệnh và sắp chuyển giao quyền cho con trai. Tuy nhiên, cơ quan tham mưu của quân đội Triều Tiên tuyên bố rằng chế độ của họ là "một thành trì bất khả xâm phạm", và rằng những âm mưu mong muốn Bình Nhưỡng sụp đổ là "giấc mơ hão huyền muốn trời sập xuống". Bộ Tổng tham mưu Triều Tiên nói quân đội và nhân dân nước này sẽ tăng cường răn đe hạt nhân "đủ sức thổi bay mọi âm mưu gây hấn chỉ bằng một cuộc tấn công duy nhất". Hiện các nước vẫn đang nỗ lực đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán 6 bên về hạt nhân. Nước này cự tuyệt thương lượng vào tháng 4/2009, sau khi bị Hội đồng Bảo an áp đặt các lệnh trừng phạt do họ thử tên lửa và hạt nhân Theo CAND
Các dự án đập thủy điện ở miền Nam Trung Quốc và lượng mưa thấp được xem là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong giảm sâu
Việt Nam quan ngại trước tình hình căng thẳng hiện nay ND - Theo Roi-tơ, sau khi cuộc hội đàm kín tại Nhà trắng giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu diễn ra ngày 23-3 kết thúc mà không có tín hiệu khả quan nào, Washington và Ten A-víp đã tổ chức thêm các cuộc đối thoại nhằm đạt được thỏa thuận về việc khôi phục lại đàm phán giữa Ixraen và Palextin.
Lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, Anh đã trục xuất một nhà ngoại giao Israel vì ông này có liên quan đến vụ Israel sử dụng hộ chiếu Anh giả mạo, phục vụ cho vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Mahmoud al-Mabhouh ở Dubai hồi tháng 1.
Cuộc chiến pháp lý về luật cải cách y tế đã nổ ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành luật này hôm 23-3
Hãng Tân Hoa ngày 24-3 đưa tin, nạn hạn hán ở vùng Tây Nam Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và lan rộng, hiện 5 tỉnh là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng tỉnh Vân Nam tổn thất về nông nghiệp đã lên tới hơn 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,9 tỷ USD) khiến hàng chục triệu người thiếu nước uống. Hàng loạt con sông cạn khô tới đáy làm hoạt động giao thông trên sông đình trệ, nhiều tuyến đường thủy phải tạm ngưng hoạt động.
Các nhà chức trách Ả-rập Xê-út cho hay cảnh sát nước này đã ngăn chặn nhiều vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu mỏ và bắt giữ 113 nghi phạm al-Qaeda trong chiến dịch truy quét kéo dài nhiều tháng.